Bán Hàng Trên Facebook Qua Các Công Cụ Theo Dõi Đối Thủ

Một số công cụ theo dõi đối thủ cơ bản để học bán hàng trên Facebook và biết được đối thủ đang triển khai các hoạt động Marketing/ Quảng cáo như thế nào. Từ đó mình có thể vận dụng những thông tin này tạo ra cho mình những chiến dịch bán hàng trên facebook tốt hơn.


Dưới Đây Là Một Số Công Cụ Soi Đối Thủ Khi Bán Hàng Trên Facebook hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Còn bạn nào muốn tìm công cụ làm SEO thì nên xem 10 công cụ SEO miễn phí tốt nhất nhé.


1. Fanpagekarma.com – Khám phá fanpage người khác:

Để xem được thông tin của trang này mọi người phải cấp 1 số quyền từ nick của mình cho họ. Hiên nay thì tool nào cũng bắt mình cung cấp cho họ một số quyền mà. Tuy nhiên không sao đâu và có thể dễ dàng remove trong setting của nick.

Công cụ soi đối thủ bán hàng trên facebook (Ảnh minh họa)
Log in nick Facebook vào khu vực có mũi tên đỏ. Sau khi cấp quyền xong bạn vào mục Dashboard (gói trái trên cùng) và nhập đường link của fanpage mình muốn xem và sẽ có được những thông tin sau:
  • Content: post nào tốt nhất trong các loại nội dung hình ảnh/ video/ chữ/ link mà page này đăng tải.
  • Time&Types: Họ thường post vào thứ mấy, giờ nào, hiệu quả ra sao…
Fanpagekarma.com – Khám phá fanpage người khác (Ảnh minh họa)
Vòng tròn càng to là post vào lúc đó càng nhiều, màu xanh là tương tác tốt
Nhìn vào biểu đồ thì ta có thể thấy video post ít nhưng chất nhất
Lưu ý:
  • Dùng cho cả page mình và page đối thủ
  • Từ những thông tin trên mọi người có thể tham khảo nên post vào lúc nào, post cái gì 😉

2. Similarweb.com – Tìm hiểu xem Website của đối thủ:

Đây là công cụ khá hiệu quả giúp mọi người tìm hiểu những thông tin sau về 1 website bất kỳ (với tỉ lệ đúng > 80%):
  • Lượng visit vào website, Pageviews, Time on site…
  • Traffic vào site đến từ những nguồn nào với tỉ lệ % là bao nhiêu
  • Phân tích chi tiết về từng nguồn traffic
Ví dụ nếu mình soi Facebook.com thì sẽ thấy được:

Facebook có chạy cả Display Ads nhé
Mua quảng cáo từ đối thủ lớn nhất của mình là Google và với từ khóa nào luôn
Những website nào mang nhiều traffic cho FB và kể cả mẫu Creatives nào họ đang chạy 
Lưu ý:
  • Phiên bản Free có giới hạn thông tin nhé, nếu muốn đầy đủ thì $199/ tháng. Nên hùn tiền xài chung 😉
  • Có data của tháng trước (tháng 11 xem tháng 10) chứ không có real time.
  • Những web có traffic dưới 5k/ month thông tin thường không quá đầy đủ.
Những website khác tương tự: http://www.alexa.com/

3. Xem cách người khác chọn đối tượng với Facebook Ads


Để xem được chuyện này các bạn làm những bước sau:
Bước 1: Vào like những page thuộc ngành mình quan tâm, website đối thủ… Like càng nhiều càng tốt
Bước 2: Đợi 1-2 ngày quảng cáo của những ngành này sẽ bắt đầu hiện đến bạn. Thấy những quảng cáo này thì click vào mũi tên quay xuống ở góc bên phải trên cùng và chọn “Why i seeing this/ tại sao tôi thấy quảng cáo này”
Bước 3: Khám phá thôi
Nhấn vào ô màu đỏ để xem
 Target bằng re-marketing
Cungmua target vào những người từ 25-34 tuổi và đang/ đã từng xài iPad Air 😉
ANZ chạy quảng cáo làm thẻ VISA cho những người quan tâm đến Tài chính cá nhân 
Lưu ý:
  • Thông tin Facebook cung cấp không quá nhiều nhưng nếu có kinh nghiệm có thể đoán được
  • Chỉ là 1 hình thức tham khảo thêm
Ngoài ra mọi người có thể sử dụng thêm công cụ Ahrefs để soi đối thủ về SEO nhé.

Nguồn: http://phamphuocnguyen.net/

Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa Miễn Phí Nên Dùng

Khi làm SEO mình rất chú trọng đến việc nghiên cứu từ khóa. Vì vậy gặp công cụ nghiên cứu từ khóa nào hay miễn phí là mình hay tìm hiểu và nghiên cứu nó. Ở bài trước mình cũng có giới thiệu qua vài Công cụ nghiên cứu từ khóa cơ bản. Hôm nay tình cờ phát hiện thêm 1 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí cũng khá là hay ho đó là keywordshitter.com

Đây là công cụ nghiên cứu từ khóa mà mình thích nhất, đơn giản nhất mà mình từng thấy.
Nguyên lý hoạt động của tool này căn cứ vào từ khóa bạn nhập vào và sẽ xuất ra tất cả những từ khóa Google gợi ý ở cuối mỗi trang tìm kiếm.

Những gợi ý này không phải ngẫu nhiên để có thêm view như bài viết liên quan trên website mà dựa vào những gì người tìm kiếm hay tìm ở một chủ đề nhất định liên quan tới từ khóa bạn gõ vào.
Sử dụng tool này cho phép bạn tìm ra những từ khóa mới liên quan tới lính vực bạn muốn SEO để qua đó có những từ khóa tốt và ý tưởng content tốt hơn. Không target nào tốt bằng việc bạn tối ưu cho chính những gì người dùng hay tìm trên Google.


cong cu nghien cuu tu khoa mien phi keyworsshitter
Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa Keywordshitter (Ảnh minh họa)

Cách dùng keywordshitter.com
  1. Gõ từ khóa cần nghiên cứu để tìm thêm từ khóa liên quan cho sản phẩm dịch vụ bạn muốn làm SEO
  2. Khi thấy list từ khóa đủ dài bạn click Stop, bạn có thể nhập vào các từ khóa ở 2 ô filter để lọc ra từ khóa theo điều kiện bạn cần.
  3. Copy list từ khóa đã lọc và lưu lại để phân tích bước sau phục vụ phát triển content (mình sẽ hướng dẫn chiến lược phát triển content ở bài sau) hoặc lấy từ khóa dùng làm anchor đi link.
Ưu điểm: Free, đơn giản, dễ dùng, tốc độ cao.
Nhược điểm: Nhiều khi xuất ra nhiều từ khóa không cần thiết.

Cũng dễ hiểu vì tool đơn giản và làm ra với mục đích dùng free nên không đòi hỏi thêm bất cứ điều gì từ chủ nhân, tuy nhiên mình vẫn rất thích dùng keywordshitter.com. Bạn cũng có thể thêm khảo thêm vài  Công cụ SEO cơ bản nghiên cứu từ khóa tại đây

Hiện tại chỉ mới biết bấy nhiêu đây Công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí nên dùng thôi. Nếu thấy bài viết này có ích hãy like và share cho mọi người nhé ^^.

Hướng dẫn cách cài đặt alexa widget cho người mới

Xếp hạng Alexa luôn là một chỉ số khá quan trọng để đánh giá một website nào đó. Để có một vị trí cao trong bảng xếp hạng của Alexa bắt buộc site của bạn phải có nội dung hay, hữu ích để thu hút được Traffic, chiến lược đó khá lâu dài bạn cần phải có sự kiên nhẫn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách cài đặt alexa widget cho website bạn.

Cách cài đặt alexa widget vào website

Bước 1: Vào trang http://www.alexa.com/
Bước 2: Nhấp vào mục "Support"
Tại trang hỗ trợ bạn hãy gõ từ khóa "alexa widget" rồi ấn Enter
 
huong dan cai dat alexa widget cho nguoi moi

Bước 3: Sau khi enter bạn sẻ thấy 3 kết quả hiện ra, hãy nhấp vào kết quả đầu tiên là "Can I display my Alexa rank on my site?"

huong dan cach cai dat alexa widget cho nguoi moi

Như trên hình bạn cũng đã thấy widget hiển thị lên rồi đây

huong dan cach cai dat alexa widget cho nguoi moi

Coppy đoạn code này bỏ vào website của bạn. Nhớ thay "yoursite.com" thành tên site của bạn nhé!

  <a href="http://www.alexa.com/siteinfo/http://www.ngocha89.blogspot.com"><script type="text/javascript" src="http://xslt.alexa.com/site_stats/js/t/a?url=http://ngocha89.blogspot.com"></script></a>

Nếu muốn đặt thuộc tính "Nofollow" cho widget này và widget mở ra trang mới khi khách truy cập click vào thì có thể dùng mã sau

<a href="http://www.alexa.com/siteinfo/yoursite.com" rel="nofollow" target="_blank" title="Alexa Site Stats Widget"><script src="http://xslt.alexa.com/site_stats/js/t/a?url=yoursite.com" type="text/javascript"></script></a>

Nếu bạn muốn hiển thị link in trên widget thì thêm đoạn mã sau:

<a href="http://www.alexa.com/siteinfo/yoursite.com" rel="nofollow" target="_blank" title="Alexa Site Stats Widget"><script src="http://xslt.alexa.com/site_stats/js/s/a?url=yoursite.com" type="text/javascript"></script></a>

Bài viết đã hướng dẫn cho các bạn cách để thêm widget alexa cho website rồi, hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc site của bạn lên rank alexa nhanh chóng!

Sau bài này bạn cũng nên tìm hiểu thêm cách tăng rank alexa hiệu quả và nhanh chóng cho người làm SEO khá là hữu ích

Cách tăng rank alexa hiệu quả cho người làm SEO

Ở giai đoạn đầu khi các bạn lập website hay blog thì vấn đề Pagerank và alexa rất được chú trọng. Để làm SEO bạn phải tìm cách tăng alexa cho web. Trong quá trình tự học làm SEO mình cũng tìm cách tăng rank alexa hiệu quả cho website http://ngocha89.blogspot.com. Và bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm và cũng như thủ thuật học được trên mạng giúp cho các bạn tăng rank alexa một cách hiệu quả nhất có thể.

cach tang alexa hieu qua va nhanh chong
Cách tăng rank alexa hiệu quả cho người làm SEO (Ảnh minh họa)

Trước khi học cách tăng rank alexa hiệu quả cho người làm SEO mình cùng tìm hiểu xem Alexa là gì? và Tăng thứ hạng Alexa để làm gì?

Alexa là gì?


Alexa Rank đơn giản là một tool xếp hạng website dựa vào lưu lượng truy cập của website đó. Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố: Page Views và số người truy cập website (Traffic).

Tăng thứ hạng Alexa để làm gì?


Đó là bởi vì nó cho thấy uy tín trang web của bạn và thống kê lưu lượng truy cập trên web bạn. Chỉ số thứ hạng Alexa của một website cao được hiểu là website đó có đông người truy cập vào. Trên thị trường thì Alexa Rank có thể được sử dụng để đánh giá giá trị quảng cáo. Chỉ số Alexa rank là thước đo ghi nhận thành quả lao động của các webmaster với cộng đồng và là một công cụ rất hữu ích giúp các webmaster quản trị website hiệu quả.

Cách tăng rank alexa hiệu quả cho người làm seo

1.) Xuất bản nội dung chất lượng, hàng ngày.

Nội dung là tiêu chí số một để bạn có thể cải thiện chỉ số Alex của mình và cập nhật blog của bạn hàng ngày sẽ đảm bảo rằng bạn nhận được lượng truy cập thực tế vào blog của bạn.

2.) Cài đặt thanh công cụ Alexa

Sử dụng thanh công cụ Alexa. Chỉ cần Click vào đây để cài đặt thanh công cụ Alexa miễn phí.
cach tang alexa hieu qua cho nguoi lam seo
Cài đặt thanh công cụ Alexa (Ảnh minh họa)

3.) Xác minh quyền sở hữu trang web

Vào trang Alexa, đăng ký và xác minh quyền sở hữu trang web của bạn với Alexa. Bạn có thể đăng ký và xác thực tại đây: http://www.alexa.com/siteowners/claim

4.) Cài đặt các widget Alexa trên trang web / blog của bạn.

Các widget Alexa trên trang web của bạn là cơ sở để cải thiện thứ hạng trên Alexa.

5.) Khuyến khích bạn bè của bạn bỏ phiếu vote cho blog của bạn thông qua widget trên Alexa.com

cach tang alexa hieu qua va nhanh chong

 

6.) Ý kiến ​​cho trang web/blog của bạn

Viết bài đánh giá cho trang web của bạn và yêu cầu bạn bè và độc giả của bạn cũng để viết bình luận cho trang web của bạn. Điều này cũng sẽ giúp cải thiện Alexa Rank của trang web của bạn.

7). Backlinks chất lượng

Được chất lượng backlinks cho trang web của bạn. Bình luận trên các trang web có nhiều thứ hạng Alexa và PR tốt hơn so với các bạn để có được backlinks từ các trang web. Tham gia vào các diễn đàn và sử dụng URL của trang web của bạn như là dấu hiệu của bạn trong diễn đàn. Khách viết trên blog với cùng thích hợp và cao PR và Alexa xếp hạng tốt. Sử dụng tất cả các phương pháp này để có được chất lượng backlinks.

8.)  Ngoài các cách này ra bạn cần phải học thêm các thủ thuật về SEO giúp tối ưu hóa onpage và offpage giúp site của bạn hiện trên các công cụ tìm kiếm nhiều hơn.

Cách tăng rank alex hiệu quả và nhanh chóng

Ngoài các cách trên người ta gọi là tăng hatseo thì một số cách số dưới nếu ban thấy cũng có thể áp dụng

Sử dụng các công cụ Autosurfs:
  •     http://www.surfnhanh.com
  •     http://www.10khits.com/
  •     http://www.easyhits4u.com
  •     http://www.smileytraffic.com
  •     http://www.247autohits.com
  •     http://www.simplyautohits.com
  •     http://www.autohits.vn
  •     http://autohits.dk
  •     http://www.autohits.vn/
  •     http://www.autohits.us
  •     http://hits.vinaola.com
  •     http://hits.topsao.in
  •     http://www.hits.hatgiongtamhon.info
  •     http://autosurf.vn/
  •    Truy cập vào www.browsershots.org, sau đó nhập URL website của bạn vào hằng ngày, bạn có ngay 150 visit.

Chú ý: Phương pháp Autosurfs nếu bạn muốn sử dụng thì hãy cẩn thận, nó cũng có mặt lợi, mặt hại của nó, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng, Nếu muốn hiệu quả bạn nên sử dụng nó đều đặng hằng ngày, không nên sử dụng thất thường vì sẽ có nhiều hại hơn lợi.

Lời kết: Nếu bạn cần tăng thứ hạng Alexa một cách an toàn và trước hết nội dung của bạn phải chất lượng và được cập nhật thường xuyên, từ từ chứ không nên dục tốc bất đạt. Chúc các bạn mau lên top.

Hướng Dẫn Kiểm Tra Website Đã Tối Ưu SEO Chưa?

Làm sao để bạn biết được website mình đã tối ưu chưa? Dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra website đã tối ưu SEO chưa. Các bạn có thể dựa vào đó để tối ưu website của bạn để phù hợp với các bộ máy tìm kiếm.

 
huong dan kiem tra website da toi uu seo chua


1. Sử dụng Google Webmaster Tool
 
Với công cụ này, bạn có thể xem tổng quan được website của mình đang ở tình trạng như  thế nào, lượt từ khóa truy cập, CTR bao nhiêu, ..v.v…Nó còn cung cấp cho bạn các dữ liệu, công cụ chuẩn đoán đủ để bạn có thể tạo nên 1 website thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm Google. Nếu bạn muốn trang web của mình có thứ hạng tốt hơn trên bộ máy tìm kiếm Google, đừng bỏ qua công cụ SEO này. Xem hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tool
 
2. Sử dụng Google Analytics

Công cụ Google Analytics là một công cụ phân tích phổ biến nhất hiện nay được cung cấp bởi Google và nó hoàn toàn miễn phí. Sử dụng công cụ này để đo lưu lượng truy cập website của bạn, nhân khẩu của các khách hàng, các nội dung họ quan tâm nhất, hành vi của họ trên website của bạn,… và còn khá nhiều yêu tố mà dựa vào đó bạn có thể đánh giá được website của bạn đã tối ưu với người sử dụng hay chưa. Xem hướng dẫn sử dụng Google Analytics
 
3. Sử dụng Bing Webmaster Tool và đưa website của bạn lên bộ máy tìm kiếm Yahoo Search Engine để được lập chỉ mục

Các bạn có thể truy cập vào đường link sau để đăng ký Bing Webmaster Tool
http://www.bing.com/toolbox/webmaster/
Và địa chỉ sau để lập chỉ mục trên bộ máy tìm kiếm Yahoo
http://search.yahoo.com/info/submit.html
 
4. Tạo các nội dung với các từ khóa mà khách hàng quan tâm

Việc này các bạn có thể dùng công cụ Google Keyword Planner kết hợp với Google Webmaster Tool để biết được các dãy từ khóa mà khách hàng quan tâm, từ đó thiết lập nội dung liên quan đến sự quan tâm với người dùng tốt hơn. Đừng bỏ qua các từ khóa dài, đôi khi các từ khóa dài có thể tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu hơn các từ khóa ngắn hoặc chung chung.

5. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh đang xây dựng liên kết như thế nào ?

Bạn đang muốn thực hiện 1 chiến dịch xây dựng liên kết, đầu tiên hãy nghiên cứu đối thủ của bạn đang làm gì ? , nghiên cứu các liên kết của các đối thủ cạnh tranh tạo ra để có cái nhìn tổng quát hơn. Bạn có thể sử dụng Ahrefs.com, Maketics SEO hoặc Backlink Watch (Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng công cụ ahreft )

6. Tạo Trang/ Tài khoản  cho công ty/ dịch vụ/ thương hiệu của bạn trên các mạng xã hội

Hiện nay, mạng xã hội là một kênh không thể bỏ qua. Ngoài việc nó tạo ra kênh để liên lạc, trao đổi khách hàng, nó còn được xem như 1 cách để nâng cao khả năng SEO website của bạn.

Một số ví dụ về tạo trang trên các mạng xã hội:

·  http://www.twitter.com/your-company-brand-name
·  http://www.facebook.com/your-company-brand-name
·  http://www.youtube.com/user/your-company-brand-name
·  http://www.linkedin.com/in/your-company-brand-name
·  http://your-company-brand-name.tumblr.com/
·  http://pinterest.com/your-company-brand-name
·  http://about.me/your-company-brand-name
·  http://www.stumbleupon.com/stumbler/your-company-brand-name
·  http://www.scribd.com/your-company-brand-name
·  http://www.flickr.com/photos/your-company-brand-name

7. Tạo page / profile Google + và Cập nhật địa điểm lên Google Maps

Chia sẻ các liên kết trên website của bạn lên Google+, giúp việc lập chỉ mục của Google nhanh hơn, gia tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google.

Cập nhật địa điểm lên Google Maps, kêu gọi review địa điểm, giúp cho việc hiển thị thông tin website của bạn trên google đẹp và trực quan hơn
 
8. Kiểm tra các liên kết trên website và đảm bỏ chúng thân thiện với bộ máy tìm kiếm

Tiến hành kiểm tra các liên kết trên website xem đã thân thiện với bộ máy tìm kiếm hay chưa

Ví du:

    Link thân thiện: http://domaincuaban/link-than-thien
    Link không hợp : http://domaincuaban/link-than-thienksdjfhjkhsf89798=asirtff=?link/;jkl

 9.  Kiểm tra tốc độ load trang web

Bạn có thể sử dụng công cụ Page Speed Insighs để kiểm tra tốc độ load trang
https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
Nó giúp cho bạn kiểm tra và tối ưu website để có tốc độ truy cập tốt hơn.

10. Kiểm tra trùng lặp nội dung

Việc trùng lặp nội dung làm cho website của bạn bị đánh giá thấp trên các công cụ tìm kiếm.
Để kiểm tra việc trùng lặp nội dụng, các bạn có thể sửa dụng Copy Space
http://www.copyscape.com/
 
11. Kiểm tra các lỗi 404 và 500 thông qua Google Webmaster Tool

12.  Tối ưu hình ảnh trên website của bạn

Sử dụng tên hình ảnh, mô tả hình ảnh phù hợp với chuẩn SEO với việc bao gồm keyword, hình ảnh đẹp, chất lượng tốt, tối ưu dung lượng hình ảnh và có trường “alt= “ phù hợp với các công cụ tìm kiếm.
 
13. Tạo file robots.txt và cập nhật sitemap XML cho website của bạn

Để biết được việc tạo và cấu trúc file robots.txt, các bạn có thể xem thêm tại link
https://support.google.com/webmasters/answer/6062608?hl=en

Để tạo file sitemap XML các bạn có thể tham khảo tại
https://www.xml-sitemaps.com/
 
14.  Đưa thông tin website của bạn lên các trang web directory

15.  Đảm bảo rằng website của bạn thân thiện với Mobile

Đây là xu hướng, một có thể làm cho người dùng trải nghiệm tốt hơn, hai là đó cũng là tiêu chí Google đánh giá đến thứ hạng website của bạn.

10 công cụ SEO miễn phí tốt nhất

SEO là công việc cần nhiều công sức và thời gian. Mặc dù trên thị trường có những công cụ SEO hiệu quả nhưng chi phí sử dụng các công cụ SEO này lại khá cao. Tuy nhiên cũng có những công cụ SEO miễn phí có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều công sức hơn. Dưới đây là 10 công cụ SEO miễn phí tốt nhất hiện nay xin giới thiệu tới các bạn.

>>> Công cụ nghiên cứu từ khóa
>>> Công cụ phân tích đối thủ

1. Công cụ SEO miễn phí Google Webmaster Tools  

Google Webmaster Tools là một công cụ SEO miễn phí (yêu cầu tài khoản gmail) cung cấp những báo cáo chi tiết về “khả năng hiển thị” website của bạn trên Google, như tình trạng lập chỉ mục, những liên kết lỗi, các truy vấn dẫn đến site và nhiều tính năng giúp webmaster cải thiện website để thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm cũng như người dùng như thiết lập robots.txt, sitemap (sơ đồ website)....

Bạn có thể xem thêm:  Hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tools 

2. Công cụ SEO miễn phí Google Analytics

Thêm một công cụ khác của Google mà hầu như webmaster nào hiện nay cũng đều biết: Google AnalyticsGoogle Analytics là công cụ giám sát và phân tích website. Muốn cài Google Analytics bạn cần nhúng một đoạn script vào các trang web của bạn - việc này chỉ có chủ web mới thực hiện được.  (Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Analytics )

Google Analytics cho những số liệu thống kê truy cập website, giúp bạn phân tích nhiều khía cạnh quan trọng về nội dung website và người dùng để có những chiến lược thích hợp.

Google webmaster tool và Google Analytics là hai công cụ SEO miễn phí của Google giúp bạn biết Goolge “nhìn” website của bạn như thế nào cũng như cách tiếp cận dịch vụ tìm kiếm số 1 này.

3. Công cụ SEO miễn phí  Xenu Link Sleuth (home.snafu.de/tilman/xenulink.html)


xenulink cong cu seo mien phi tot nhat
Xenu link - Công cụ SEO miễn phí (Ảnh minh họa)
Ứng dụng nhỏ gọn này chạy trên tất cả phiên bản Windows (môi trường desktop, không phải server), được thiết kế tốt và dễ dùng; nó có khả năng phát hiện nhanh chóng các liên kết hỏng (dẫn đến lỗi 404) trên website của bạn và cung cấp nhiều thông tin khác giúp bạn dễ làm SEO.

4. Công cụ SEO miễn phí  Yahoo! ( YSlow developer.yahoo.com/yslow/ )

Đây là thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox dùng kết hợp với công cụ Firebug. YSlow phân tích trang web, thông tin về các thành phần trang web và đưa ra các khuyến nghị cải thiện tốc độ cũng như cung cấp các công cụ để phân tích tốc độ như Smush.it và JSLint.

5. Công cụ SEO miễn phí Yahoo! Site Explorer ( siteexplorer.search.yahoo.com )

Việc tạo liên kết góp phần quan trọng cho việc cải thiện thứ hạng website. Hiện có một số công cụ phân tích liên kết như Link Diagnosis, BackLink Watch và Link Assistant. Nhưng có thể nói không công cụ nào làm tốt bằng Site Explorer của Yahoo!, nó không chỉ tìm ra các liên kết trỏ đến website của bạn mà còn sắp thứ tự theo mức độ quan trọng.

cong cu seo mien phi
Công cụ SEO miễn phí Yahoo! Site Explorer (Ảnh minh họa)
Ngoài phân tích liên kết, Site Explorer còn có tính năng giúp bạn làm SEO cho Yahoo! tương tự Webmaster Tools của Google (Bing cũng có công cụ tương tự).

6. Công cụ SEO miễn phí  SEO Toolbar ( tools.seobook.com/seo-toolbar )

Thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox cung cấp bộ đồ nghề SEO hoàn chỉnh trên một thanh công cụ, bao gồm các kiểm tra thứ hạng (Google PR, Alexa Rank), phân tích website và từ khoá, so sánh các website cạnh tranh và nhiều tính năng hữu ích khác.

Một công cụ khác tương tự dành cho người dùng trình duyệt Google Chrome: Site SEO Tools (chrome.google.com/extensions/detail/diahigjngdnkdgajdbpjdeomopbpkjjc).

Thư viện mở rộng cho Chrome này cho bạn thông tin tổng quát về SEO của website trong một cửa sổ.

7. Công cụ SEO miễn phí  Microsoft IIS SEO Toolkit ( www.iis.net/expand/SEOToolkit )

Đây là đồ nghề SEO hàng “khủng” của đại gia phần mềm Microsoft. Công cụ này hiện chỉ có thể cài đặt trên máy chủ web IIS 7, nhưng bạn có thể dùng nó phân tích từ xa website bất kỳ (không cần web server chạy trên IIS 7, có thể làm việc với cả web server Apache chạy trên Linux).

IIS SEO Toolkit gồm các thành phần Site Analysis, Robots Exclusion và Sitemaps and Site Indexes, cho phép bạn phân tích website chi tiết và đưa ra những đề nghị cùng công cụ chỉnh sửa robot và sitemap nhằm làm cho nội dung website “thân thiện” với các dịch vụ tìm kiếm.

10 cong cu seo mien phi tot nhat
Công cụ SEO miễn phí  (Ảnh minh họa)


8. Công cụ SEO miễn phí AuditMyPC Sitemap Generator ( www.auditmypc.com/xml-sitemap.asp)

Để “leo” lên đầu danh sách kết quả tìm kiếm, website của bạn phải trở nên quen thuộc với các dịch vụ tìm kiếm như Google.

Một “chiêu” quan trọng để đạt được đìều này là tạo sitemap (có thể hiểu như bản đồ website) cho website của bạn và “khai báo” cho các dịch vụ tìm kiếm biết.

Hiện có nhiều công cụ tạo site map, trong số đó Sitemap Generator của AuditPC có lẽ là công cụ tốt nhất: nó là dịch vụ trực tuyến chạy trong trình duyệt (yêu cầu Java), không giới hạn số trang của website.

9. Công cụ SEO miễn phí SocialMention ( socialmention.com )

Công cụ SEO trực tuyến này dò tìm trên các trang blog, tiểu blog, diễn đàn, hỏi-đáp, mạng xã hội, lịch sự kiện và tin tức để “đo-đếm” thông tin đề cập đến thương hiệu của bạn hay từ khoá mà bạn nhập vào.

10. Công cụ SEO miễn phí  Website Grader ( websitegrader.com )

Công cụ SEO trực tuyến này đo lường hiệu quả tiếp thị của website.

Nó đưa ra điểm số dựa trên những thông tin như lưu lượng truy cập website, SEO, mức độ phổ biến của website trên các mạng xã hội và các thông số kỹ thuật khác. Nó còn đưa ra lời khuyên cơ bản để cải thiện việc quảng bá website.

SEO là cả một quá trình chăm chỉ và kiên nhẫn. Người làm SEO phải thực sự đam mê, kiên nhẫn và chịu khó học hỏi, khám phá những kỹ thuật và kiến thức mới có thể thành công.

Công cụ SEO cơ bản: Công cụ nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa theo mình là bước quan trọng nhất trong một chiến dịch SEO. Khi nghiên cứu từ khóa mình thường dùng một số công cụ SEO cơ bản của Google để hỗ trợ việc nghiên cứu từ khóa hiệu quả. 6 công cụ SEO cơ bản để nghiên cứu từ khóa mình thường dùng là:

1. Google keyword planner 
(adwords.google.com/ko/KeywordPlanner/Home)

cong cu seo co ban cong cu nghien cuu tu khoa
Công cụ nghiên cứu từ khóa Google Keyword planner (Ảnh minh họa)
Công cụ này là công cụ thay thế Google Keyword Tools mới được Google thay thế. Google Keyword Planner là công tụ tìm kiếm (gợi ý) từ khóa mạnh mẽ được Google cung cấp. Google Keyword Planner cho bạn biết khối lượng tìm kiếm từ khóa mà bạn quan tâm theo tháng, quý … các thông số khác như mức độ cạnh tranh, giá từ khóa ước tính. Đặc biệt, công cụ này còn cho ta biết các từ khóa liên quan mà khách hàng hay tìm kiếm. Qua công cụ này bạn cũng phần nào đánh giá được NHU CẦU của thị trường cũng như sơ bộ về mức ĐỘ KHÓ của từ khóa.

2. Ubersuggest ( ubersuggest.org )


cong cu nghien cuu tu khoa
Công cụ nghiên cứu từ khóa Ubersuggest (Ảnh minh họa)
Sau KeyWord Planner thì UberSuggest là công cụ SEO tìm kiếm khá hiệu quả. Chỉ cần nhập từ khóa của bạn là UberSuggest sẽ lập tức đưa ra danh sách các từ khóa biến thể theo ký tự a,b,c… và các số 1,2,3… Công cụ này cực kỳ hữu ích cho việc nghiên cứu từ khóa trong Google AdWords, cũng như việc nghiên cứu từ khóa trong SEO.

3. Google search box
cong cu nghien cuu tu khoa

Google search box giúp bạn biết được xu hướng tìm kiếm và từ khóa liên quan.

4. Google Trends (google.com/trends/)

Google Trends là một trong những công cụ SEO tốt và linh hoạt. Khi thực hiện tìm kiếm trên Google Trends, bạn có tùy chọn để thiết lập bốn biến hoặc các thông số (mặc định được in đậm):
  • Web Search: Tìm kiếm hình ảnh – Tìm kiếm tin tức – Tìm kiếm sản phẩm – Tìm kiếm trên YouTube
  • Trên toàn thế giới: Lựa chọn để chọn một quốc gia cụ thể
  • 2004-hiện tại: Quá khứ 7 ngày – 30 ngày – 90 ngày – 12 tháng-Nhiều năm trước nữa!
  • Tất cả thể loại : Từ Nghệ thuật & Giải trí – Làm đẹp và thể dục – Sách & Văn học – Kinh doanh và công nghiệp – Máy tính & thiết bị điện tử – Tài chính – Thực phẩm & Đồ uống – Trò chơi
Bạn có thể so sánh lên đến năm thuật ngữ tìm kiếm hoặc nhóm cùng một lúc, với lên đến 25 thuật ngữ tìm kiếm trong mỗi nhóm.

Với Google Trends, bạn có thể so sánh sự quan tâm của người tìm kiếm trong chủ đề yêu thích của bạn. Google Trends cũng cho thấy mức độ thường xuyên các chủ đề của bạn đã xuất hiện trong các mục tin tức của Google, thậm chí theo cả khu vực địa lý của bạn.

5. Google Insight Search

cong cu seo co ban
Công cụ nghiên cứu từ khóa Google Insight Search (Ảnh minh họa)
Với Google Insights for Search, bạn có thể so sánh các mẫu khối lượng tìm kiếm trên khu vực cụ thể, danh mục, khung thời gian và tài sản.

6.  Soovle.com ( soovle.com)
cong cu nghien cuu tu khoa
Công cụ SEO cơ bản Soovle (Ảnh minh họa)
Công cụ seo cơ bản này giúp bạn tìm ra những từ khóa mà chính bạn có thể “chẳng bao giờ nghĩ ra” là có người tìm kiếm như vậy. Soovle giúp bạn khám phá nhiều kiểu từ khóa khác nhau, làm phong phú thêm danh sách từ khóa của bạn.

Trên đây là một số công cụ seo cơ bản dùng để nghiên cứu từ khóa mà Hà thường sử dụng. Ngoài ra còn nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa khác Hà sẽ sớm sưu tầm thêm để mọi người cùng nghiên cứu và sử dụng cho website của mình nhé.

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics

Sau khi đăng ký xong Google Analytic hôm nay mình sẽ tiếp tục nghiên cứu sử dụng công cụ Google Analytic để theo dõi lượt truy cập và phân tích website của mình nhé. 

Nếu bạn nào chưa biết cài đặt Google Analytic có thể xem lại bài viết Hướng dẫn cài đặt Google Analytic . Kiến thức và tính năng của Google Analytics rất nhiều. Sau đây là một số tính năng cơ bản khi sử dụng Google Analytic mà khi tự học SEO bạn cần phải biết.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs để phân tích đối thủ 

Sử dụng Google Analytic thống kê truy cập theo thời gian thực (Real-Time)


Click chuột vào thời gian thực --> Tổng quan (Real-Time -> Overview) bạn sẽ thấy giao diện giống bên dưới :

huong dan su dung google analytics

Google Analytics có tính năng nổi bật: thống kê số lượng truy cập website theo thời gian thực ( Real time ), có nghĩa là chúng ta có thể biết số lượng người đang truy cập website, thậm chí chúng ta biết được khách truy cập website ở địa điểm nào? Họ đang truy cập vào đường dẫn nào….
 

Nhấp vào phần Đối tượng -> Trang tổng quan (Audience -> Overview )


huong dan su dung google analytics
Tổng quan hướng dẫn sử dụng Google Analytic

Sesions : Là số lượt truy cập .

Một người vào website của bạn có thể chỉ được tính là 1 lượt truy cập nhưng cũng có thể được tính nhiều hơn 1 lượt truy cập . 
Cụ thể : 1 lượt truy cập được tính là 1 hay nhiều lần bạn vào website trong khoảng thời gian là 30 phút . Ví dụ tại thời điểm lúc 8h tối , bạn truy cập vào website ngocha89.blogspot.com của tôi – như vậy được tính là 1 lượt truy cập . Bạn có thể xem website của tôi nhiều lần – chẳng hạn vừa mở ra lại tắt luôn , sau đó mở lại rồi lại tắt luôn….
Có thể bạn vào và đọc nhiều trang nội dung khác nhau , nhưng thời gian bạn ở trên website của tôi chưa được 30 phút thì vẫn chỉ tính là 1 lượt truy cập. Lúc 8h31 phút, bạn lại vào ngocha89.blogspot.com , hoặc bạn vẫn đang xem website của tôi , thì như vậy đây lại được tính là 1 lượt truy cập mới

Users: là Số lượng người dùng truy cập site.

Ở đây được tính dựa trên Cookies trình duyệt và IP của bạn. Ví dụ trong khi sử dụng Google Analytics bạn chọn khoảng thời gian báo cáo ( report date range) là trong một tháng thì con số Users sẽ phản ánh số lượng người truy cập không trùng lặp trong 1 tháng đó.

Page views: Số trang được xem .

Một website thông thường sẽ có rất nhiều trang. Mỗi trang được được load thông qua một địa chỉ URL. Mỗi lần bạn F5 trang web hay truy cập một URL nào đó thì đều được tính là một pageview. Nói cách khác 1 pageview = 1 lần request trang web về server từ trình duyệt của người dùng, bất kể đó là trang đã truy cập rồi.

Pages/Session : Tỉ số giữa tổng số trang nội dung đã được xem trên tổng số lượt truy cập.

Avg Session Duration: Thời gian trung bình mà khách truy cập bỏ ra để đọc website của bạn.

Theo mình đây là một thông số khá quan trọng trong seo để Google xác đinh traffic tự nhiên. Vì vậy để có được kết quả tốt trên bảng xếp hạng ngoài việc tăng traffic ra bạn phải viết nội dung thật hay thật dễ đọc để níu chân họ lại. Theo mình time on site có thể chấp nhận được tầm khoảng trên 3 phút.

Bounce Rate: Bounce rate là lượng khách truy cập vào website của bạn nhưng chỉ xem duy nhất một trang.

Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập một trang trên site của ban và cũng ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ Website. Tỉ lệ bỏ Web cao có thể do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thời gian tải Web chậm, nội dung không phù hợp với người truy cập, thiết kế giao diện không cuốn hút …Mình cho rằng nếu Bounce Rate lên tới 90% thì bạn đang gặp vấn đề lớn đấy. 60~90% là bình thường, nên mừng nếu khoảng 40~60% và dưới 40%, thì thực sự ngạc nhiên (và ngưỡng mộ) đấy. 

% New Visits: chỉ đơn giản là tỷ lệ phần trăm những người đã truy cập trang web của bạn cho lần đầu tiên.

Sử dụng Google Analytic tra lưu lượng truy cập trang web thông qua từ khóa nào?


Click chuột vào: Sức thu hút --> Từ khóa --> Cơ bản (Acquisition -> Keywords -> Organic )
Bảng này thông báo cho người quản trị thông tin từ khóa của website được xếp hạng Google và được người sử dụng click chuột vào. Nó giúp người quản trị web biết rõ từ khóa nào đã SEO thành công, từ khóa nào ít click chuột cần thay đổi tiêu đề, thẻ mô tả nhằm thu hút tỉ lệ click chuột.

Sử dụng Google Analytic tra cứu hành vi khách truy cập Website


Click chuột vào: Hành vi --> Lưu lượng hành vi (Behavior -> Flow)
Trong bảng hiển thị này, người quản trị web biết được hành vi của khách truy cập trang web đang quản trị, từ đó biết được tỉ lệ thoát ở đâu nhiều nhất… từ đó xây dựng phương án điều hướng Onpage hiệu quả.

Kiến thức và tính năng của Google Analytics rất nhiều, thật khó để tổng hợp hết trong 1 bài viết. Trên đây, chỉ là những kiến thức tổng quan nhất, hay được sử dụng nhất trong Google Analytics. Bạn có thể góp ý bên dưới Hà sẽ cố gắng tổng hợp lại để hướng dẫn mọi người sử dụng Google Analatics một cách hiệu quả nhất.

Nguồn: Tổng hợp
http://ngocha89.blogspot.com/


Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs để phân tích đối thủ (P2)

Tiếp theo bài viết Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs để phân tích đối thủ phần 1 hôm nay Hà sẽ chia sẻ tiếp theo các cách sử dụng công cụ Ahrefs để phân tích đối thủ phần 2.

1. Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs:


Anchor: Phân tích anchor text

Nội dung trong tab anchors là điều cực kỳ quan trong đối với SEOer. Nó thống kê số lượng backlink, số lượng domain liên kết tới website của bạn thông qua keyword mà bạn muốn SEO. Như trên hình từ khóa “thiết kế web theo yêu cầu” mình đẩy mạnh SEO từ này nên nó được đánh giá cao nhất với số lượng backlink nhiều nhất,số lượng domain liên kết tới website mình với từ này cũng nhiều nhất.



Linked Domain: Phân tích Outbound LinkInternal Link


Raw Export: Xuất báo cáo theo backlink/ ref page, Anchors, Crawl pages, Referring domain.


2. Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs: SEO Reports


Nếu như Site Explorer giúp bạn thấy được phần “Off-page” thì SEO Reports báo cáo các vấn đề “On-page” như HTTP Status Response Codes, Redirects, Page Title, Meta Description, Headings, Page Size, Encoding… Tất cả dữ liệu trên bạn đều có thể filter/sort để xem, và xuất ra CSV/Excel (UTF-16) để lưu vào máy, dành cho các phân tích “local” của bạn.

3. Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs: Backlinks Report


Trong Backlinks Reports bạn sẽ thấy:
  • Overview
  • Backlinks
  • Pages
  • Subdomains
  • Countries
  • Anchors
  • TLDs
  • Domains
  • IPs
  • Subnets (để kiểm tra Class C IPs)
Ngoài các hình minh họa, dữ liệu có thể sắp xếp (sort) và tải về máy (Excel, CSV) như Site Explorer, phần Backlinks Reports cho phép bạn xem và trích lọc (filter) liên kết theo Countries, TLDs, IPs, Subnets, URLs…

Ngoài ra, bạn thấy có chỉ số Ahrefs Rank (AR), một tiêu chí riêng của Ahrefs, đánh giá tầm quan trọng của một liên kết, tương tự Toolbar Pagerank của Google, Domain Authority hay Page Authority của (Moz) OpenSiteExplorer.

Một điểm mình đặc biệt thích là phần Anchor Text trong Backlinks Report. Mình xếp Ahrefs Rank từ thấp đến cao và phát hiện ra rất nhiều anchor text vớ vẩn được tạo ra (bởi ai đó, thường là spammer) và từ đó có cách xử lý thích hợp.

Nhân tiện chia sẻ lại một số lời khuyên từ công cụ Ahrefs để xây dựng 01 chiến lược link thành công:

- Để site tăng uy tín, hãy tìm liên kết từ các site giáo dục và chính phủ. Hiển nhiên link càng khó kiếm thì thường giá trị cao hơn.
- Nên theo nguyên tắc “một link trên một site”. Nguồn link càng đa dạng càng có lợi cho việc xếp hạng.
- Dofollow link truyền tải link juice và ảnh hưởng việc xếp hạng cho nên hãy chú trọng vào loại này.
- Cẩn trọng khi sử dụng link dạng sitewide (những link được đặt ở tất cả trang trên site, đặc biệt là ở footer) vì chúng có thể ảnh hưởng xấu đến thứ hạng, đặc biệt là khi được đặt ở rất nhiều trang (còn nhiều đến mức nào thì khó nói).
- Nên tìm kiếm link ở khu vực, quốc gia mà site bạn đang nhắm đến, ví dụ site bạn tiếng Việt thì nên tập trung liên kết ở Việt Nam.
- Google cập nhật giải thuật thường xuyên. Để an toàn, bạn nên khống chế lượng link chứa các từ khóa thương hiệu, không có anchor và anchor là URL khoảng 50%.

Cách chặn robot ahrefs để lừa tình đối thủ:

Nếu bạn càng tỏ ra nguy hiểm thì đối phương càng lo lắng. Và nhiều Seoer đã tỏ ra nguy hiểm hơn khi chặn robot ahrefs khiến cho đối phương đánh giá sai lầm. Đơn giản khi bạn chặn robot ahrefs thì số lượng backlink sẽ rất ít và có khi là 0 mà từ khóa nằm ở top.

Cách làm rất đơn giản:
  • Tìm file robot.txt
  • Past vào 2 dòng này:
User-agent: AhrefsBot
Disallow: /

Mình vừa chia sẻ xong hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs để phân tích đối thủ. Các bạn có thể áp dụng để phan tích đối thủ và làm SEO cho riêng mình.
Chúc các bạn thành công nhé.


ngocha89.blogspot.com
Tìm trên Google:

Tự học làm SEO, Công cụ phân tích đối thủ, Công cụ phân tích backlink, Công cụ kiểm tra backlink, Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs, Cách sử dụng công cụ Ahrefs, Hướng dẫn kiểm tra Backlink bằng ahrefs, Công cụ check backlink đối thủ, ...