Hướng dẫn xóa Created By Sora Templates theme Blogspot

Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách xóa chữ bản quyền Created By Sora Templates and My Blogger Themes trong theme của Sora Templates. Ngoài ra bạn có thể áp dụng cho một số themes khác nữa.

Nhưng lưu ý: Thường thì chúng ta hay tải hàng Free nên có giá của nó là bạn phải để bản quyền của tác giả ở Footer mình khuyên bạn nên tôn trọng quyền tác giả nhé. Bài viết này mình chỉ lưu trữ những cách chỉnh sửa blogger mà trong quá trình làm blog mình gặp phải

Hiện nay có rất nhiều Team chuyên viết Theme cho Blogspot rất đẹp như: Templateism, soratemplate, way2theme... quan trọng là bạn chọn ra được theme mình thích tương thích cho thiết bị di động hiện nay Google đang chú trong đến SEO Mobile nên bạn cần cân nhắc trước khi chọn theme tương thích với điện thoại.

Hướng dẫn xóa Created By Sora Templates

Bạn đang sử dụng theme của Sora Templates cho Blogspot của bạn và bạn muốn xóa dòng chữ Created By Sora Templates and My Blogger Themes ở Footer.

Đầu tiên, hãy đi đến phần chỉnh sửa HTML của Blogger nhé.Sau đó các bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl+F và tìm với từ khóa:"CDATA". Bạn có thể dễ dàng tìm thấy dòng code được mã hóa như sau: 
Mã Hex Created By Sora Templates 

Nhìn có vẽ choáng và không hiểu phải không bởi vì các đoạn code đã được mã hóa Hex nên bạn sẽ không hiểu được ý nghĩa của nó là gì. Không sao, tiếp theo các bạn truy cập trang web sau đây: http://ddecode.com/hexdecoder/. Tiếp theo, copy toàn bộ đoạn mã Hex đó vào và chọn Decode. Sau đây là kết quả của việc decode. 
Bạn có thể nhìn thấy dòng chữ màu đỏ được tô đậm không?  Bây giờ bạn có thể nhìn thấy Code rỏ rồi nhé, đừng vội sữa Code ở đây mà nên đọc tiếp tục, tiếp theo bạn Copy chữ soratemplate và Pass vào đây: http://www.convertstring.com/vi/EncodeDecode/HexEncode  sau đó bấm Hex encode. Hệ thống sẽ trả về đoạn mã 736F726174656D706C617465 bạn cần thêm "\x" vào giữa 2 ký tự sẽ thành  \x73\x6F\x72\x61\x74\x65\x6D\x70\x6C\x61\x74\x65 

Bây giờ bạn coppy đoạn code trên và tìm sẽ hiện ra đoạn code Hex mã hóa công việc tiếp theo bạn cần quay lại đây để nhập tên Web của bạn vào và bấm Hex và lại ra một đoạn mã Hex bạn lại thêm "\x" vào như trên và thay đoạn mã Hex mới của bạn cho đoạn mã: \x73\x6F\x72\x61\x74\x65\x6D\x70\x6C\x61\x74\x65 

Cứ tương tự như vậy bạn sẽ tìm lần lượt từng từ trong chữa Created By Sora Templates và mã hóa giải mã rồi chọn từ thay thê rồi thay mã cũ thành mã mới. Lưu ý: Những từ thay thế không hổ trợ Tiếng Việt nên bạn chọn tiếng Việt không dấu nhé. Chúc bạn thành công!

Cách phân tích, lựa chọn từ khóa Seo thích hợp

Phân tích lựa chọn từ khóa để Seo là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong cả quá trình làm Seo. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phân tích và lựa chọn từ khóa khi làm SEO. Vì vậy bài viết này sẽ tập trung hướng dẫn các bạn cách phân tích, lựa chọn từ khóa Seo thích hợp.

Từ khóa là gì?


Từ khóa (keyword) là từ hoặc cụm từ mà người dùng sử dụng để nhập vào thanh tìm kiếm. Các cỗ máy tìm kiếm sẽ căn cứ vào từ khóa mà người dùng tìm kiếm để xử lý tính toán và trả về cho người dùng những thông tin hữu ích nhất với từ mà người dùng tìm kiếm.

Ví dụ: Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu tham gia 1 khóa đào tạo seo website tại TP.HCM? Khi đó bạn sẽ vào Google và tìm kiếm “khóa học seo tại TP.HCM” – đây chính là từ khóa.

Seoer giỏi là người biết vận dụng để kiếm tiền từ việc làm Seo. Seo làm gì nếu cứ đâm đầu vào từ khóa khó, mất rất nhiều công sức để làm Seo từ khóa lên top mà kết quả chẳng thu được doanh thu từ những từ khóa đó. Hãy nghĩ về hiệu quả khi làm Seo, và điều này cần có cả tư duy về kinh doanh một cách cực kỳ đúng đắn.


Vậy phân tích lựa chọn từ khóa thế nào cho phù hợp?

- Từ khóa phải ra tiền.
- Chi phí, công sức Seo từ khóa phải thấp hơn lợi ích mà nó mang lại.
Hãy xác định khả năng của mình và đừng cố đâm đầu vào từ khó quá.

Về mặt kỹ thuật, khi phân tích lựa chọn từ khóa bạn nên chú ý các chi tiết sau:

1. Mức độ hấp dẫn của từ khóa:
Một vài thông số để biết từ khóa nào mạnh, từ khóa nào yếu.
Công thức: A= ( Đối thủ cạnh tranh trực tiếp )/( Số lượng tìm kiếm cục bộ hàng tháng ).
- Số lượng tìm kiếm cục bộ: nhỏ hơn 1000 thì bạn nên bỏ qua, ít khách quá!
- Nếu A <0.5 thì mức hấp dẫn tương đối ( tìm kiếm nhiều mà đối thủ ít ).
- Nếu A > 2 thì cũng nên xem xét bỏ qua ( mật ít ruồi nhiều ).
2. Độ dài từ khóa hợp lý:
- Những từ khóa ngắn như “seo”, “xe máy”, “máy tính” có độ khó rất cao, tuy nhiên lại không mang lại hiệu quả về mặt doanh thu. Những từ khóa ngắn thông thường khi khách hàng có nhu cầu về mặt thông tin hơn là nhu cầu mua sản phẩm. Hơn nữa người dùng Google bây giờ đã thông minh hơn trước rất nhiều, nếu muốn tìm thông tin cụ thể nào đó, họ sẽ search cụ thể: “khóa học seo chất lượng”, “xe máy sh thanh lý” …
- Cụm từ khóa hợp lý dài từ 4-6 ký tự. Khách hàng ít khi search dài hơn, search dài kết quả khó chính xác.
- Ngoài các từ khóa chủ đạo, bạn nên chọn thêm hướng Seo các cụm từ khóa dài thông qua việc tạo ra các bài viết để có lượng view đa dạng.

Làm thế nào để lựa chọn được bộ từ khóa hợp lý?


Việc phân tích và lựa chọn bộ từ khóa 1 cách chính xác ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của 1 chiến dịch SEO. Sau đây là 5 bước trong quy trình phân tích và lựa chọn từ khóa
- Bước 1: Liệt kê tất cả các từ khóa mà bạn cho rằng người dùng sẽ sử dụng để tìm kiếm về sản phẩm dịch vụ đó. Nếu như bạn bị bí ý tưởng trong cách lựa chọn từ khóa hãy đến với bước tiếp theo.
- Bước2: Sử dụng công cụ Google keywords Planner + Google Trends, ubersuggest, giúp gợi ý các ý tưởng về từ khóa đồng thời biết được lưu lượng tìm kiếm + xu hướng tìm kiếm của từ khóa trong các tháng tiếp theo. (Bạn có thể tham khảo thêm các công cụ nghiên cứu từ khóa)
- Bước 3: Lựa chọn các từ khóa mà bạn cho rằng thích hợp và sát nghĩa nhất với sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh.
- Bước 4: Đánh giá độ khó của từ khóa.
- Bước 5. Chọn bộ từ khóa phù hợp.

1. Các bước nghiên cứu từ khoá


- Trước tiên, hãy nghĩ về những từ khoá của lĩnh vực bạn định làm SEO mà nó xuất hiện ngay trong đầu, tin tôi đi đó thông thường là những từ khoá nhu cầu của chính bạn và khách hàng. Sau khi liệt kê tất cả các từ khóa mà bạn cho rằng người dùng sẽ sử dụng để tìm kiếm về sản phẩm dịch vụ đó tôi tiếp tục truy cập vào Google Keyword Planner và nhập từ khoá mà trong đầu tôi nghĩ đến đầu tiên:

khóa học seo
khoa hoc seo
khóa học seo tại TP.HCM
khóa học seo cơ bản
khóa học seo nâng cao
khóa học seo chất lượng



Và tôi đã tìm được xem trung bình một tháng có bao nhiêu người nghĩ như tôi và tìm kiếm các từ khoá đó. Chưa dừng lại ở đó bạn cần phải tải xuống toàn bộ các từ khóa liên quan mà Google đưa ra cho bạn bằng cách Click vào (1) và tôi đã tải về được danh sách từ khoá đầu tiên, tôi tạm gọi là Key1.

- Tiếp theo, đừng vội thoát ra khỏi Google Keyword Planner vì nó còn hữu ích, bạn hãy sử dụng công cụ này để tìm các từ khoá mà đối thủ của bạn đang làm và lọc lấy toàn bộ từ khoá đó. Hãy dán địa chỉ website của đối thủ bạn vào phần Trang đích trong công cụ Google Keyword Planner và lấy ý tưởng, Google sẽ thống kê cho bạn toàn bộ từ khoá mà trang đối thủ của bạn đang dùng. Tôi lại được một data thứ hai, tôi tạm gọi là Key 2.

Cuối cùng, bạn hãy truy cập vào trang web: http://keywordtool.io và tìm với từ khoá chính của ngành bạn, sau khi chạy xong thì trang web đưa ra một bộ rất nhiều từ khoá mà được nhiều người dùng tìm kiếm, nhiệm vụ của bạn là chỉ việc chọn Copy All là xong.

Tương tự như trên bạn dán từng danh sách từ khoá vào trong Google Keyword Planner để lấy số liệu tạo ra File Key 3.

Vậy là bạn đã có trong tay 3 File từ khoá: Key 1, Key 2, Key 3. Chúng ta cùng đi qua bước xử lý dữ liệu.

2. Đánh giá và lựa chọn từ


- Trước tiên bạn phải gôp 3 File: Key 1, Key 2, Key 3 vào làm một File duy nhất và tiến hanh lọc trùng từ khoá. Trong Exel bạn lọc trùng từ khoá bằng cách này nhé: chọn cột keyword -> chọn data -> chọn Remove duplicates

phan tich lua chon tu khoa seo thich hop


- Tiếp theo, sau bước lọc trùng từ khoá thì bạn hãy lọc và loại bỏ hết những từ khoá có lượt tìm kiếm <100. Trong Exel thì bạn làm như sau: sort -> A đến Z  lọc đến lượt tìm kiếm hơn 100.

phan tich lua chon tu khoa seo

Ở đây, tôi sắp xếp lượt tìm kiếm từ nhỏ tới lớn và sau đó tôi chọn xoá toàn bộ các dòng từ khoá mà có lượt tìm kiếm nhỏ hơn 100.

Đến bước này thì bạn đã có một danh sách từ khoá có nhiều lượt tìm kiếm rồi đó. Theo thời gian thì bạn sẽ phải làm SEO hết những từ khoá này tuy nhiên bạn cần phân thành kế hoạch từng đợt một, các từ khoá dễ làm trước, từ khoá khó làm sau. Từ mà bạn cần phải quan tâm ngay đó là các từ khoá hiệu quả, tức là các từ khoá có nhiều lượt tìm kiếm và có độ cạnh tranh thấp.

Cách xác định mức độ cạnh tranh của từ khoá.


Truy cập Google gõ cú pháp: intitle:"từ khoá có dấu" được kết quả bao nhiêu thì đó là độ cạnh tranh của từ khoá đó.

Hãy dành một chút thời gian để cập nhật toàn bộ độ cạnh tranh của từ khoá đó vào trong File Exel phía trên nhé.

- Thông thường để tìm độ hiệu quả của từ khoá tức là từ khoá có lượt tìm kiếm nhiều và độ cạnh tranh thấp chúng ta thường nghe tới chỉ số KEI (Keyword Efficiency Index).

KEI=(Search^2)/Compatitive : bình phương lượt tìm kiếm trên số lượng cạnh tranh. Với mỗi từ khoá thì sẽ có một KEI khác nhau và nhiệm vụ bình thường là chỉ so sánh các KEI1, KEI2,... với nhau và KEI càng cao thì càng tốt.

Nếu so sánh các KEI của từ các từ khoá với nhau thì không chính xác bởi nó không trùng một tham chiếu.

Tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một tham số khác đánh giá được tốt hơn.

 - X1=(Search Key 1/tống số Search)

 - Y1=(Competitive 1/tổng số Competitive)

Và cái chúng ta cần so sánh là tỷ lệ: Y1/X1 và tìm con số nhỏ nhất và làm những từ khoá đó trước. Ý nghĩa của nó là tính tỷ lệ của độ cạnh tranh trên tỷ lệ lượt tìm kiếm cái nào càng nhỏ càng tốt.

Kết quả bạn dùng Excel để tính và chốt lại được bảng kết quả các từ khoá.Và bước cuối cùng bạn biết rồi đấy hãy mô hình hoá độ ưu tiên của từ khoá lên và từ khoá nào càng thấp thì bạn phải làm trước, ngay và luôn nhé.

Trên đây tôi đã hướng dẫn rất chi tiết cụ thể các bước làm thực tế khi phân tích lựa chọn từ khóa SEO. Hy vọng mang lại chút gì đó trải nghiệm cho bạn. Chúc bạn thành công. Nếu thấy có ích thì like ủng hộ mình nhé ^^

Mẹo phân tích lựa chọn từ khóa: Khi bắt đầu thực hiện một dự án Seo bắt buộc phải phân tích từ khóa kỹ càng, chọn ra các từ khóa ngắn với mức cạnh tranh cao và lấy đó làm mục tiêu dài hạn. Từ khóa ngắn và khó thường được Seo bằng trang chủ, page hoặc cùng lắm là category. Sau đó sử dụng các content ( post ), tag để seo các cụm từ khóa còn lại trong list từ khóa. Ngoài ra việc Seo Onpage sẽ giúp lên hạng đều với toàn bộ trang web. Thông thường lượng truy cập từ các từ khóa ngắn được xác định là khó thường chỉ thu hút được 10-15% lượng truy cập, còn lại là từ những từ khóa … không hoàn toàn muốn Seo

Đăng ký học trực tiếp tại trung tâm
Dang ky hoc SEO online

Cách Sửa Lỗi Thiếu Author, Update cho Blogspot

Mình đã từng rất đau đầu về vấn đề "Sửa lỗi thiếu author, update cho Blogspot". May mắn là đọc được 1 tài liệu của nước ngoài về cách khắc phục lỗi thiếu author, thiếu update này. Lưu lại trên blog tự học SEO của Hà để sau này lỡ có quên lên xem lại ^^.

Lỗi: Missing required field "updated". ( Lỗi: Thiếu trường bắt buộc "cập nhật") 
Lỗi: Missing required hCard "author" ( Lỗi: Thiếu yêu cầu hCard "tác giả".)
Có 2 cách chỉnh sửa lỗi thiếu Author, Update cho blogspot như sau:

Cách 1: Tới Trang tổng quan Blogger -> Chọn Blog của bạn -> Click vào Template -> Edit HTML


Bây giờ Nhấn Ctrl + F và tìm với từ "hfeed" và "hentry". Sau đó thay thế các từ với "h-feed" và "h-entry" tương ứng. Lưu mẫu. Bây giờ kiểm tra cảnh báo đánh dấu quyền tác giả của sử dụng cấu trúc qua công cụ kiểm tra dữ liệu google webmatter tool nhé. Phương pháp này đơn giản và giải quyết các lỗi của bạn một cách hiệu quả. Trong trường hợp nếu nó không hoạt động, hãy làm theo cách thứ hai nhé.

Cách 2Đăng nhập Blogger >>Mẫu >> Chỉnh sửa HTML 



Bước 1: Tìm đến đoạn code sau:
<div class='blog-posts hfeed'> 
và thay thế nó bằng đoạn code bên dưới
<div class='blog-posts'> 

Bước 2: Tìm tiếp đoạn code sau:

<div class='post hentry'> 

Thay bằng đoạn code bên dưới:

<div class='post'>


Bước 3: Tìm  đoạn code

<div class='post hentry uncustomized-post-template' 

và cũng thay nó bằng đoạn code bên dưới

<div class='post uncustomized-post-template'


Cách 3: đơn giản hơn nhưng mình chưa test ^^

B1: Đăng nhập Blogger=> vào phần" Bố cục" => Ở ô "Bài đăng trên Blog" bạn bấm "Chỉnh sửa"
B2: Tích chọn vào các mục như hình:



Xong các bạn ấn lưu.

Với 3 cách trên đây hi vọng sẽ giúp các bạn khắc phục được lỗi thiếu author, updae cho blogspot của bạn. Nếu bạn thấy hay hãy chia sẽ kiến thức này với tất cả mọi người nhé . Cảm ơn vì đã ghé thăm blog của Hà.

Xem thêm: Thủ thuật blogspot cho dân tự học SEO


MÃ GIẢM GIÁ dành cho bạn nào muốn đăng ký học SEO tại trung tâm
Dang ky hoc SEO online

Hướng dẫn cách cài đặt alexa widget cho người mới

Xếp hạng Alexa luôn là một chỉ số khá quan trọng để đánh giá một website nào đó. Để có một vị trí cao trong bảng xếp hạng của Alexa bắt buộc site của bạn phải có nội dung hay, hữu ích để thu hút được Traffic, chiến lược đó khá lâu dài bạn cần phải có sự kiên nhẫn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách cài đặt alexa widget cho website bạn.

Cách cài đặt alexa widget vào website

Bước 1: Vào trang http://www.alexa.com/
Bước 2: Nhấp vào mục "Support"
Tại trang hỗ trợ bạn hãy gõ từ khóa "alexa widget" rồi ấn Enter
 
huong dan cai dat alexa widget cho nguoi moi

Bước 3: Sau khi enter bạn sẻ thấy 3 kết quả hiện ra, hãy nhấp vào kết quả đầu tiên là "Can I display my Alexa rank on my site?"

huong dan cach cai dat alexa widget cho nguoi moi

Như trên hình bạn cũng đã thấy widget hiển thị lên rồi đây

huong dan cach cai dat alexa widget cho nguoi moi

Coppy đoạn code này bỏ vào website của bạn. Nhớ thay "yoursite.com" thành tên site của bạn nhé!

  <a href="http://www.alexa.com/siteinfo/http://www.ngocha89.blogspot.com"><script type="text/javascript" src="http://xslt.alexa.com/site_stats/js/t/a?url=http://ngocha89.blogspot.com"></script></a>

Nếu muốn đặt thuộc tính "Nofollow" cho widget này và widget mở ra trang mới khi khách truy cập click vào thì có thể dùng mã sau

<a href="http://www.alexa.com/siteinfo/yoursite.com" rel="nofollow" target="_blank" title="Alexa Site Stats Widget"><script src="http://xslt.alexa.com/site_stats/js/t/a?url=yoursite.com" type="text/javascript"></script></a>

Nếu bạn muốn hiển thị link in trên widget thì thêm đoạn mã sau:

<a href="http://www.alexa.com/siteinfo/yoursite.com" rel="nofollow" target="_blank" title="Alexa Site Stats Widget"><script src="http://xslt.alexa.com/site_stats/js/s/a?url=yoursite.com" type="text/javascript"></script></a>

Bài viết đã hướng dẫn cho các bạn cách để thêm widget alexa cho website rồi, hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc site của bạn lên rank alexa nhanh chóng!

Sau bài này bạn cũng nên tìm hiểu thêm cách tăng rank alexa hiệu quả và nhanh chóng cho người làm SEO khá là hữu ích

Cách tăng rank alexa hiệu quả cho người làm SEO

Ở giai đoạn đầu khi các bạn lập website hay blog thì vấn đề Pagerank và alexa rất được chú trọng. Để làm SEO bạn phải tìm cách tăng alexa cho web. Trong quá trình tự học làm SEO mình cũng tìm cách tăng rank alexa hiệu quả cho website http://ngocha89.blogspot.com. Và bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm và cũng như thủ thuật học được trên mạng giúp cho các bạn tăng rank alexa một cách hiệu quả nhất có thể.

cach tang alexa hieu qua va nhanh chong
Cách tăng rank alexa hiệu quả cho người làm SEO (Ảnh minh họa)

Trước khi học cách tăng rank alexa hiệu quả cho người làm SEO mình cùng tìm hiểu xem Alexa là gì? và Tăng thứ hạng Alexa để làm gì?

Alexa là gì?


Alexa Rank đơn giản là một tool xếp hạng website dựa vào lưu lượng truy cập của website đó. Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố: Page Views và số người truy cập website (Traffic).

Tăng thứ hạng Alexa để làm gì?


Đó là bởi vì nó cho thấy uy tín trang web của bạn và thống kê lưu lượng truy cập trên web bạn. Chỉ số thứ hạng Alexa của một website cao được hiểu là website đó có đông người truy cập vào. Trên thị trường thì Alexa Rank có thể được sử dụng để đánh giá giá trị quảng cáo. Chỉ số Alexa rank là thước đo ghi nhận thành quả lao động của các webmaster với cộng đồng và là một công cụ rất hữu ích giúp các webmaster quản trị website hiệu quả.

Cách tăng rank alexa hiệu quả cho người làm seo

1.) Xuất bản nội dung chất lượng, hàng ngày.

Nội dung là tiêu chí số một để bạn có thể cải thiện chỉ số Alex của mình và cập nhật blog của bạn hàng ngày sẽ đảm bảo rằng bạn nhận được lượng truy cập thực tế vào blog của bạn.

2.) Cài đặt thanh công cụ Alexa

Sử dụng thanh công cụ Alexa. Chỉ cần Click vào đây để cài đặt thanh công cụ Alexa miễn phí.
cach tang alexa hieu qua cho nguoi lam seo
Cài đặt thanh công cụ Alexa (Ảnh minh họa)

3.) Xác minh quyền sở hữu trang web

Vào trang Alexa, đăng ký và xác minh quyền sở hữu trang web của bạn với Alexa. Bạn có thể đăng ký và xác thực tại đây: http://www.alexa.com/siteowners/claim

4.) Cài đặt các widget Alexa trên trang web / blog của bạn.

Các widget Alexa trên trang web của bạn là cơ sở để cải thiện thứ hạng trên Alexa.

5.) Khuyến khích bạn bè của bạn bỏ phiếu vote cho blog của bạn thông qua widget trên Alexa.com

cach tang alexa hieu qua va nhanh chong

 

6.) Ý kiến ​​cho trang web/blog của bạn

Viết bài đánh giá cho trang web của bạn và yêu cầu bạn bè và độc giả của bạn cũng để viết bình luận cho trang web của bạn. Điều này cũng sẽ giúp cải thiện Alexa Rank của trang web của bạn.

7). Backlinks chất lượng

Được chất lượng backlinks cho trang web của bạn. Bình luận trên các trang web có nhiều thứ hạng Alexa và PR tốt hơn so với các bạn để có được backlinks từ các trang web. Tham gia vào các diễn đàn và sử dụng URL của trang web của bạn như là dấu hiệu của bạn trong diễn đàn. Khách viết trên blog với cùng thích hợp và cao PR và Alexa xếp hạng tốt. Sử dụng tất cả các phương pháp này để có được chất lượng backlinks.

8.)  Ngoài các cách này ra bạn cần phải học thêm các thủ thuật về SEO giúp tối ưu hóa onpage và offpage giúp site của bạn hiện trên các công cụ tìm kiếm nhiều hơn.

Cách tăng rank alex hiệu quả và nhanh chóng

Ngoài các cách trên người ta gọi là tăng hatseo thì một số cách số dưới nếu ban thấy cũng có thể áp dụng

Sử dụng các công cụ Autosurfs:
  •     http://www.surfnhanh.com
  •     http://www.10khits.com/
  •     http://www.easyhits4u.com
  •     http://www.smileytraffic.com
  •     http://www.247autohits.com
  •     http://www.simplyautohits.com
  •     http://www.autohits.vn
  •     http://autohits.dk
  •     http://www.autohits.vn/
  •     http://www.autohits.us
  •     http://hits.vinaola.com
  •     http://hits.topsao.in
  •     http://www.hits.hatgiongtamhon.info
  •     http://autosurf.vn/
  •    Truy cập vào www.browsershots.org, sau đó nhập URL website của bạn vào hằng ngày, bạn có ngay 150 visit.

Chú ý: Phương pháp Autosurfs nếu bạn muốn sử dụng thì hãy cẩn thận, nó cũng có mặt lợi, mặt hại của nó, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng, Nếu muốn hiệu quả bạn nên sử dụng nó đều đặng hằng ngày, không nên sử dụng thất thường vì sẽ có nhiều hại hơn lợi.

Lời kết: Nếu bạn cần tăng thứ hạng Alexa một cách an toàn và trước hết nội dung của bạn phải chất lượng và được cập nhật thường xuyên, từ từ chứ không nên dục tốc bất đạt. Chúc các bạn mau lên top.

Khắc Phục Lỗi 404 Và Chỉnh Sửa Các Liên Kết Gãy

Liên kết gãy nghĩa là một liên kết đã bị xóa đi hoặc không tồn tại trong nội dung trên website của bạn. Và khi người dùng truy cập vào website của bạn qua những liên kết đó thì sẽ xảy ra lỗi 404 NOT FOUND. Vậy làm sao để khắc phục lỗi 404chỉnh sửa các liên kết gãy này cho thân thiện với người dùng cũng như tối ưu SEO cho website.
khac phuc loi 404 và chinh sua cac lien ket gay

 Lỗi 404 ảnh hưởng đến website của bạn như thế nào?


- Đối với người dùng: Khi bạn truy cập vào 1 URL mà nhận được thông báo lỗi 404 (404 Not Found)  thì theo tâm lý chung hầu hết các bạn sẽ rời khỏi trang web đó ngay lập tức thay vì chuyển sang trang khác của website để đọc các thông tin liên quan. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lượng người truy cập vào website mà còn gây tác động xấu đến cổ máy tìm kiếm khi tỷ lệ thoát trang cao.

- Đối với việc làm SEO cho website thì lỗi không tìm thấy địa chỉ trang đích trên domain của bạn là một lỗi Google đánh rất nặng. Khi website gặp phải nhiều lỗi 404 Google sẽ thông báo việc gia tăng số lượng lỗi 404 và tiếp theo là việc website của bạn bị giảm hạng nhanh chóng trên Google. Tích tụ nhiều lỗi này khiến điểm chất lượng website bạn bị giảm xuống toàn bộ các từ khóa sẽ bị đẩy xuống hạng bên dưới. Tự nhiên bạn đã làm chậm quá trình đưa nội dung website của mình lên máy tìm kiếm khi mà nó gặp lỗi 404. Nhưng nếu như bạn có một trang thay thế thì khi bot tìm kiếm gặp phải lỗi này nó sẽ tự chuyển sang một trang thay thế khác mà ta đã đặt. Nếu không khi bạn truy cập vào trang web gặp lỗi 404 thì kết quả sẽ hiện ra ở một số dạng sau:

“404 Error”

“404 Not Found”

“The requested URL [URL link ] was not found on this server.”

“HTTP 404 Not Found”

“404 Page Not Found”

Khắc phục lỗi 404 và tối ưu hóa trangweb bằng cách

  1. Thêm các liên kết khác có trong website để điều hướng người dùng và bot tìm kiếm.
  2. Viết một đoạn nội dung ngắn miêu tả lỗi mà họ đang gặp phải và đưa ra một số lời khuyên khi gặp lỗi 404.
  3. Nếu là website động/blog thì tích hợp khung tìm kiếm vào càng tốt.
Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng tất cả điều đó sẽ giảm thiểu các khả năng khách truy cập sẽ quay lưng với bạn hoặc làm chậm quá trình thu thập nội dung của các máy tìm kiếm. Nhưng đó chỉ là phương án dành cho các liên kết gãy khi có ai đó truy cập, trên thực tế chúng ta đều không muốn các lỗi 404 xuất hiện tràn lan trong nội dung trên website, các máy tìm kiếm cũng không thích điều đó. Vậy, việc quan trọng nhất mà chúng ta cần phải làm đó là phát hiện lỗi 404 và chỉnh sửa các liên lết gãy trên webiste của mình.

Hướng dẫn tìm liên kết gãy cho mọi website

Để phát hiện các liên kết gãy trong website thì cũng không cần thiết sử dụng các phương thức thủ công vì như vậy sẽ khá mất thời gian mà hiệu quả không được cao, ở đây mình sẽ khuyến nghị mọi người nên sử dụng một số công cụ miễn phí để kiểm tra các liên kết gãy có trong website. Dưới đây là các danh sách công cụ kiểm tra liên kết gãy chính xác và tốt nhất.
Ngoài ra còn rất nhiều công cụ miễn phí khác nhưng mình nghĩ bạn chỉ cần 3 website này là đủ. Đối với LinkTiger họ có gói tài khoản trả phí, nếu bạn muốn kiểm tra nhiều domain, nhiều đường dẫn hơn thì nên upgrade lên.
Sau đó hãy tham khảo bài viết: Hướng dẫn kiểm tra website đã tối ưu SEO? để chắc rằng website của bạn đã chuẩn SEO và tiến hành làm offpage nhé.
  

10 cách viết bài chuẩn SEO

SEO onpage, viết nội dung làm sao cho chuẩn SEO không phải ai cũng biết và làm được. Trong lúc tìm kiếm cách viết bài chuẩn SEO mình tình cờ đọc được 1 Infographic về 10 cách viết bài chuẩn SEO của anh Nguyễn Mạnh Cường (Hâm mộ anh này đã lâu nay lại đọc bài viết của anh cảm thấy tâm đắc nên lưu về blog tự học SEO của mình^^ ) Trước hết là để chia sẽ với mọi người cùng học hỏi, sau là để lưu lại những kiến thức về SEO onpage để áp dụng cho mình.


10 cach viet bai chuan SEO
[Infographic]10 cách viết bài chuẩn SEO (Ảnh minh họa)

Hướng Dẫn Kiểm Tra Website Đã Tối Ưu SEO Chưa?

Làm sao để bạn biết được website mình đã tối ưu chưa? Dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra website đã tối ưu SEO chưa. Các bạn có thể dựa vào đó để tối ưu website của bạn để phù hợp với các bộ máy tìm kiếm.

 
huong dan kiem tra website da toi uu seo chua


1. Sử dụng Google Webmaster Tool
 
Với công cụ này, bạn có thể xem tổng quan được website của mình đang ở tình trạng như  thế nào, lượt từ khóa truy cập, CTR bao nhiêu, ..v.v…Nó còn cung cấp cho bạn các dữ liệu, công cụ chuẩn đoán đủ để bạn có thể tạo nên 1 website thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm Google. Nếu bạn muốn trang web của mình có thứ hạng tốt hơn trên bộ máy tìm kiếm Google, đừng bỏ qua công cụ SEO này. Xem hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tool
 
2. Sử dụng Google Analytics

Công cụ Google Analytics là một công cụ phân tích phổ biến nhất hiện nay được cung cấp bởi Google và nó hoàn toàn miễn phí. Sử dụng công cụ này để đo lưu lượng truy cập website của bạn, nhân khẩu của các khách hàng, các nội dung họ quan tâm nhất, hành vi của họ trên website của bạn,… và còn khá nhiều yêu tố mà dựa vào đó bạn có thể đánh giá được website của bạn đã tối ưu với người sử dụng hay chưa. Xem hướng dẫn sử dụng Google Analytics
 
3. Sử dụng Bing Webmaster Tool và đưa website của bạn lên bộ máy tìm kiếm Yahoo Search Engine để được lập chỉ mục

Các bạn có thể truy cập vào đường link sau để đăng ký Bing Webmaster Tool
http://www.bing.com/toolbox/webmaster/
Và địa chỉ sau để lập chỉ mục trên bộ máy tìm kiếm Yahoo
http://search.yahoo.com/info/submit.html
 
4. Tạo các nội dung với các từ khóa mà khách hàng quan tâm

Việc này các bạn có thể dùng công cụ Google Keyword Planner kết hợp với Google Webmaster Tool để biết được các dãy từ khóa mà khách hàng quan tâm, từ đó thiết lập nội dung liên quan đến sự quan tâm với người dùng tốt hơn. Đừng bỏ qua các từ khóa dài, đôi khi các từ khóa dài có thể tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu hơn các từ khóa ngắn hoặc chung chung.

5. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh đang xây dựng liên kết như thế nào ?

Bạn đang muốn thực hiện 1 chiến dịch xây dựng liên kết, đầu tiên hãy nghiên cứu đối thủ của bạn đang làm gì ? , nghiên cứu các liên kết của các đối thủ cạnh tranh tạo ra để có cái nhìn tổng quát hơn. Bạn có thể sử dụng Ahrefs.com, Maketics SEO hoặc Backlink Watch (Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng công cụ ahreft )

6. Tạo Trang/ Tài khoản  cho công ty/ dịch vụ/ thương hiệu của bạn trên các mạng xã hội

Hiện nay, mạng xã hội là một kênh không thể bỏ qua. Ngoài việc nó tạo ra kênh để liên lạc, trao đổi khách hàng, nó còn được xem như 1 cách để nâng cao khả năng SEO website của bạn.

Một số ví dụ về tạo trang trên các mạng xã hội:

·  http://www.twitter.com/your-company-brand-name
·  http://www.facebook.com/your-company-brand-name
·  http://www.youtube.com/user/your-company-brand-name
·  http://www.linkedin.com/in/your-company-brand-name
·  http://your-company-brand-name.tumblr.com/
·  http://pinterest.com/your-company-brand-name
·  http://about.me/your-company-brand-name
·  http://www.stumbleupon.com/stumbler/your-company-brand-name
·  http://www.scribd.com/your-company-brand-name
·  http://www.flickr.com/photos/your-company-brand-name

7. Tạo page / profile Google + và Cập nhật địa điểm lên Google Maps

Chia sẻ các liên kết trên website của bạn lên Google+, giúp việc lập chỉ mục của Google nhanh hơn, gia tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google.

Cập nhật địa điểm lên Google Maps, kêu gọi review địa điểm, giúp cho việc hiển thị thông tin website của bạn trên google đẹp và trực quan hơn
 
8. Kiểm tra các liên kết trên website và đảm bỏ chúng thân thiện với bộ máy tìm kiếm

Tiến hành kiểm tra các liên kết trên website xem đã thân thiện với bộ máy tìm kiếm hay chưa

Ví du:

    Link thân thiện: http://domaincuaban/link-than-thien
    Link không hợp : http://domaincuaban/link-than-thienksdjfhjkhsf89798=asirtff=?link/;jkl

 9.  Kiểm tra tốc độ load trang web

Bạn có thể sử dụng công cụ Page Speed Insighs để kiểm tra tốc độ load trang
https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
Nó giúp cho bạn kiểm tra và tối ưu website để có tốc độ truy cập tốt hơn.

10. Kiểm tra trùng lặp nội dung

Việc trùng lặp nội dung làm cho website của bạn bị đánh giá thấp trên các công cụ tìm kiếm.
Để kiểm tra việc trùng lặp nội dụng, các bạn có thể sửa dụng Copy Space
http://www.copyscape.com/
 
11. Kiểm tra các lỗi 404 và 500 thông qua Google Webmaster Tool

12.  Tối ưu hình ảnh trên website của bạn

Sử dụng tên hình ảnh, mô tả hình ảnh phù hợp với chuẩn SEO với việc bao gồm keyword, hình ảnh đẹp, chất lượng tốt, tối ưu dung lượng hình ảnh và có trường “alt= “ phù hợp với các công cụ tìm kiếm.
 
13. Tạo file robots.txt và cập nhật sitemap XML cho website của bạn

Để biết được việc tạo và cấu trúc file robots.txt, các bạn có thể xem thêm tại link
https://support.google.com/webmasters/answer/6062608?hl=en

Để tạo file sitemap XML các bạn có thể tham khảo tại
https://www.xml-sitemaps.com/
 
14.  Đưa thông tin website của bạn lên các trang web directory

15.  Đảm bảo rằng website của bạn thân thiện với Mobile

Đây là xu hướng, một có thể làm cho người dùng trải nghiệm tốt hơn, hai là đó cũng là tiêu chí Google đánh giá đến thứ hạng website của bạn.

Danh Sách Diễn Đàn Dofollow có PR Cao Ở Nước Ngoài

Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng nhấp vào đây để xem bài đăng.

Các thuật ngữ trong SEO

Nhiền bạn mới bắt đầu làm SEO thậm chí các bạn rành về SEO đôi khi cũng không nhận ra nhưng thuật ngữ thường dùng trong SEO sau đây
♦ Keywords
Keywords có nghĩa là từ khóa SEO…Là từ chính miêu tả chung nhất về nội dung mà bạn đang có và là những từ dùng để chỉ sản phẩm, ngành nghề kinh doanh hay dịch vụ của website…
♦ Backlink
Backlink đơn thuần là một link từ website khác tới website của bạn. Số lượng backlink là chỉ số về sự quan trọng và sự ảnh hưởng của một trang web nào đó. Số lượng backlink càng cao thì khả năng được tìm thấy trong các công cụ tìm kiếm càng cao.
♦ Pagerank
PageRank hay Ranking viết tắt là PR tạm dịch là thứ hạng trang. Là thông số của website được Google đưa ra để đánh giá chất lượng của website. PR có thang điểm tăng dần từ 0-10.
♦ Internet Directory
Internet Directory là thư mục trên internet chứa đựng rất nhiều website theo từng danh mục, từng chủ đề các nhau. Khác với các Cỗ máy tìm kiếm các thư mục internet không hoạt động tự động mà thường do người quản trị cập nhật thông tin thông qua bản đăng ký của các chủ website gửi đến. Nếu website của bạn có mặt tại nhiều thư mục internet thì các chỉ số ranking, pagerank và cả vị trí trên các search engine cũng cao hơn. Tham khảo Submit website Directory.

Cac thuat ngu trong SEO
Tuyển tập các Thuật ngữ trowng SEO (Ảnh minh họa)


♦ SEM
SEM là viết tắt của Search Engine Marketing. SEM chính là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích giúp cho website của bạn đứng ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên internet. SEM bao gồm các thành phần chính sau:

- SEO (Search Engine Optimization)
- PPC (Pay Per Click)
- PPI (Pay Per Inclusion)
- SMO (Social Media Optimazation)
- VSM (Video Search Marketing)
♦ On-page SEO
On-page SEO là cách SEO hướng đến nội dung website bằng việc cải tiến lại code và nội dung cho trang web, để các search engine sẽ tìm đến website của bạn dễ dàng hơn.
♦ Off-page SEO
Off-page SEO chủ yếu là việc xây dựng các liên kết đến website của bạn, càng nhiều liên kết thì càng tốt. Công việc off-page trong SEO cũng khá rộng nhưng chủ yếu là xây dựng backlink, trustrank…..
♦ Google Penalty
Google penalty là một hình phạt mà Google đề ra để áp dụng cho các website mắc phải lỗi như:

– Link tới những site bị banned
– Gửi những query tự động lên Google
– Hidden text, hidden links
– Tạo backlink xấu
– Spam từ khóa

♦ Trustrank
Trustrank tạm hiểu là độ tin cậy của Google đặt vào một website, độ nổi tiếng của website đó, uy tín của website đó. Có thể là do website đã có vài năm, nhiều website nổi tiếng và link đến website đó, và website đó không sử dụng bất cứ kĩ thuật spam nào trong quá khứ.
♦ Sitemap
Sitemap hay gọi là Sơ đồ của một website là một danh lục liệt kê tất cả các mục thông tin trên trang web của bạn cùng sự mô tả ngắn gọn cho các mục thông tin đó. Sitemap nên được sử dụng dễ dàng trong việc thực hiện tìm kiếm nhanh để tìm ra thông tin cần thiết cũng như trong việc di chuyển thông qua các đường link trên website của bạn. Sitemap nên là một sơ đồ hoàn hảo nhất của website.
♦ SERP
SERP là viết tắt của cụm từ Search Engine Results Page tạm dịch là trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đây là trang Web mà các công cụ tìm kiếm hiển thị kết quả tìm kiếm ứng với truy vấn từ khóa tìm kiếm của người dùng.
♦ Anchor text
Anchor Text tạm dịch là ký tự liên kết là chuỗi các ký tự ẩn chứa đường dẫn tới một trang Web hay các tài nguyên khác.
♦ Google sitelinks
Google sitelinks là tập hợp các liên kết xuất hiện phía dưới địa chỉ trang trong kết quả tìm kiếm. Những đường liên kết phụ này trỏ tới các thành phần chính của trang Web đó. Nó được lựa chọn tự động bởi thuật toán của Google.
♦ Outbound Link
Outbound Link chính là link ra hay là liên kết trên website của mình đến những website khác.
♦ Cloaking
Cloaking là một kỹ thuật SEO mà giúp cho nội dung của site dưới mắt các Spiders của các Search Engines (cỗ máy tìm kiếm) khác với nội dung mà khách truy cập site thấy. Điều này thường được thựa hiện bằng cách sẽ điều chỉnh hiện nội dung tùy theo IP truy cập website.
♦ Negative SEO
Negative SEO là cách mà các Webmaster sử dụng để tăng ranking trên các công cụ tìm kiếm cho trang Web của mình bằng cách sử dụng các link “rác” hay các thủ thuật khác bị cấm trên các Search Engine.
♦ Web Crawler
Web Crawler được hiểu nó là 1 chương trình hoặc các đoạn mã có khả năng tự động duyệt các trang web khác theo 1 phương thức, cách thức tự động. Thuật ngữ khác của Web Crawler có thể dễ hiểu hơn là Web Spider hoặc Web Robot.
♦ Bounce rate
Là tỷ lệ số người click vào website rồi bỏ đi
♦ Conversion rate
Tỷ lệ số người đặt hàng/ tổng số người duyệt sites
♦ Landing page
Là webpage đầu tiên hiển thị cho người dùng khi vào website.