Cách phân tích, lựa chọn từ khóa Seo thích hợp

Phân tích lựa chọn từ khóa để Seo là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong cả quá trình làm Seo. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phân tích và lựa chọn từ khóa khi làm SEO. Vì vậy bài viết này sẽ tập trung hướng dẫn các bạn cách phân tích, lựa chọn từ khóa Seo thích hợp.

Từ khóa là gì?


Từ khóa (keyword) là từ hoặc cụm từ mà người dùng sử dụng để nhập vào thanh tìm kiếm. Các cỗ máy tìm kiếm sẽ căn cứ vào từ khóa mà người dùng tìm kiếm để xử lý tính toán và trả về cho người dùng những thông tin hữu ích nhất với từ mà người dùng tìm kiếm.

Ví dụ: Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu tham gia 1 khóa đào tạo seo website tại TP.HCM? Khi đó bạn sẽ vào Google và tìm kiếm “khóa học seo tại TP.HCM” – đây chính là từ khóa.

Seoer giỏi là người biết vận dụng để kiếm tiền từ việc làm Seo. Seo làm gì nếu cứ đâm đầu vào từ khóa khó, mất rất nhiều công sức để làm Seo từ khóa lên top mà kết quả chẳng thu được doanh thu từ những từ khóa đó. Hãy nghĩ về hiệu quả khi làm Seo, và điều này cần có cả tư duy về kinh doanh một cách cực kỳ đúng đắn.


Vậy phân tích lựa chọn từ khóa thế nào cho phù hợp?

- Từ khóa phải ra tiền.
- Chi phí, công sức Seo từ khóa phải thấp hơn lợi ích mà nó mang lại.
Hãy xác định khả năng của mình và đừng cố đâm đầu vào từ khó quá.

Về mặt kỹ thuật, khi phân tích lựa chọn từ khóa bạn nên chú ý các chi tiết sau:

1. Mức độ hấp dẫn của từ khóa:
Một vài thông số để biết từ khóa nào mạnh, từ khóa nào yếu.
Công thức: A= ( Đối thủ cạnh tranh trực tiếp )/( Số lượng tìm kiếm cục bộ hàng tháng ).
- Số lượng tìm kiếm cục bộ: nhỏ hơn 1000 thì bạn nên bỏ qua, ít khách quá!
- Nếu A <0.5 thì mức hấp dẫn tương đối ( tìm kiếm nhiều mà đối thủ ít ).
- Nếu A > 2 thì cũng nên xem xét bỏ qua ( mật ít ruồi nhiều ).
2. Độ dài từ khóa hợp lý:
- Những từ khóa ngắn như “seo”, “xe máy”, “máy tính” có độ khó rất cao, tuy nhiên lại không mang lại hiệu quả về mặt doanh thu. Những từ khóa ngắn thông thường khi khách hàng có nhu cầu về mặt thông tin hơn là nhu cầu mua sản phẩm. Hơn nữa người dùng Google bây giờ đã thông minh hơn trước rất nhiều, nếu muốn tìm thông tin cụ thể nào đó, họ sẽ search cụ thể: “khóa học seo chất lượng”, “xe máy sh thanh lý” …
- Cụm từ khóa hợp lý dài từ 4-6 ký tự. Khách hàng ít khi search dài hơn, search dài kết quả khó chính xác.
- Ngoài các từ khóa chủ đạo, bạn nên chọn thêm hướng Seo các cụm từ khóa dài thông qua việc tạo ra các bài viết để có lượng view đa dạng.

Làm thế nào để lựa chọn được bộ từ khóa hợp lý?


Việc phân tích và lựa chọn bộ từ khóa 1 cách chính xác ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của 1 chiến dịch SEO. Sau đây là 5 bước trong quy trình phân tích và lựa chọn từ khóa
- Bước 1: Liệt kê tất cả các từ khóa mà bạn cho rằng người dùng sẽ sử dụng để tìm kiếm về sản phẩm dịch vụ đó. Nếu như bạn bị bí ý tưởng trong cách lựa chọn từ khóa hãy đến với bước tiếp theo.
- Bước2: Sử dụng công cụ Google keywords Planner + Google Trends, ubersuggest, giúp gợi ý các ý tưởng về từ khóa đồng thời biết được lưu lượng tìm kiếm + xu hướng tìm kiếm của từ khóa trong các tháng tiếp theo. (Bạn có thể tham khảo thêm các công cụ nghiên cứu từ khóa)
- Bước 3: Lựa chọn các từ khóa mà bạn cho rằng thích hợp và sát nghĩa nhất với sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh.
- Bước 4: Đánh giá độ khó của từ khóa.
- Bước 5. Chọn bộ từ khóa phù hợp.

1. Các bước nghiên cứu từ khoá


- Trước tiên, hãy nghĩ về những từ khoá của lĩnh vực bạn định làm SEO mà nó xuất hiện ngay trong đầu, tin tôi đi đó thông thường là những từ khoá nhu cầu của chính bạn và khách hàng. Sau khi liệt kê tất cả các từ khóa mà bạn cho rằng người dùng sẽ sử dụng để tìm kiếm về sản phẩm dịch vụ đó tôi tiếp tục truy cập vào Google Keyword Planner và nhập từ khoá mà trong đầu tôi nghĩ đến đầu tiên:

khóa học seo
khoa hoc seo
khóa học seo tại TP.HCM
khóa học seo cơ bản
khóa học seo nâng cao
khóa học seo chất lượng



Và tôi đã tìm được xem trung bình một tháng có bao nhiêu người nghĩ như tôi và tìm kiếm các từ khoá đó. Chưa dừng lại ở đó bạn cần phải tải xuống toàn bộ các từ khóa liên quan mà Google đưa ra cho bạn bằng cách Click vào (1) và tôi đã tải về được danh sách từ khoá đầu tiên, tôi tạm gọi là Key1.

- Tiếp theo, đừng vội thoát ra khỏi Google Keyword Planner vì nó còn hữu ích, bạn hãy sử dụng công cụ này để tìm các từ khoá mà đối thủ của bạn đang làm và lọc lấy toàn bộ từ khoá đó. Hãy dán địa chỉ website của đối thủ bạn vào phần Trang đích trong công cụ Google Keyword Planner và lấy ý tưởng, Google sẽ thống kê cho bạn toàn bộ từ khoá mà trang đối thủ của bạn đang dùng. Tôi lại được một data thứ hai, tôi tạm gọi là Key 2.

Cuối cùng, bạn hãy truy cập vào trang web: http://keywordtool.io và tìm với từ khoá chính của ngành bạn, sau khi chạy xong thì trang web đưa ra một bộ rất nhiều từ khoá mà được nhiều người dùng tìm kiếm, nhiệm vụ của bạn là chỉ việc chọn Copy All là xong.

Tương tự như trên bạn dán từng danh sách từ khoá vào trong Google Keyword Planner để lấy số liệu tạo ra File Key 3.

Vậy là bạn đã có trong tay 3 File từ khoá: Key 1, Key 2, Key 3. Chúng ta cùng đi qua bước xử lý dữ liệu.

2. Đánh giá và lựa chọn từ


- Trước tiên bạn phải gôp 3 File: Key 1, Key 2, Key 3 vào làm một File duy nhất và tiến hanh lọc trùng từ khoá. Trong Exel bạn lọc trùng từ khoá bằng cách này nhé: chọn cột keyword -> chọn data -> chọn Remove duplicates

phan tich lua chon tu khoa seo thich hop


- Tiếp theo, sau bước lọc trùng từ khoá thì bạn hãy lọc và loại bỏ hết những từ khoá có lượt tìm kiếm <100. Trong Exel thì bạn làm như sau: sort -> A đến Z  lọc đến lượt tìm kiếm hơn 100.

phan tich lua chon tu khoa seo

Ở đây, tôi sắp xếp lượt tìm kiếm từ nhỏ tới lớn và sau đó tôi chọn xoá toàn bộ các dòng từ khoá mà có lượt tìm kiếm nhỏ hơn 100.

Đến bước này thì bạn đã có một danh sách từ khoá có nhiều lượt tìm kiếm rồi đó. Theo thời gian thì bạn sẽ phải làm SEO hết những từ khoá này tuy nhiên bạn cần phân thành kế hoạch từng đợt một, các từ khoá dễ làm trước, từ khoá khó làm sau. Từ mà bạn cần phải quan tâm ngay đó là các từ khoá hiệu quả, tức là các từ khoá có nhiều lượt tìm kiếm và có độ cạnh tranh thấp.

Cách xác định mức độ cạnh tranh của từ khoá.


Truy cập Google gõ cú pháp: intitle:"từ khoá có dấu" được kết quả bao nhiêu thì đó là độ cạnh tranh của từ khoá đó.

Hãy dành một chút thời gian để cập nhật toàn bộ độ cạnh tranh của từ khoá đó vào trong File Exel phía trên nhé.

- Thông thường để tìm độ hiệu quả của từ khoá tức là từ khoá có lượt tìm kiếm nhiều và độ cạnh tranh thấp chúng ta thường nghe tới chỉ số KEI (Keyword Efficiency Index).

KEI=(Search^2)/Compatitive : bình phương lượt tìm kiếm trên số lượng cạnh tranh. Với mỗi từ khoá thì sẽ có một KEI khác nhau và nhiệm vụ bình thường là chỉ so sánh các KEI1, KEI2,... với nhau và KEI càng cao thì càng tốt.

Nếu so sánh các KEI của từ các từ khoá với nhau thì không chính xác bởi nó không trùng một tham chiếu.

Tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một tham số khác đánh giá được tốt hơn.

 - X1=(Search Key 1/tống số Search)

 - Y1=(Competitive 1/tổng số Competitive)

Và cái chúng ta cần so sánh là tỷ lệ: Y1/X1 và tìm con số nhỏ nhất và làm những từ khoá đó trước. Ý nghĩa của nó là tính tỷ lệ của độ cạnh tranh trên tỷ lệ lượt tìm kiếm cái nào càng nhỏ càng tốt.

Kết quả bạn dùng Excel để tính và chốt lại được bảng kết quả các từ khoá.Và bước cuối cùng bạn biết rồi đấy hãy mô hình hoá độ ưu tiên của từ khoá lên và từ khoá nào càng thấp thì bạn phải làm trước, ngay và luôn nhé.

Trên đây tôi đã hướng dẫn rất chi tiết cụ thể các bước làm thực tế khi phân tích lựa chọn từ khóa SEO. Hy vọng mang lại chút gì đó trải nghiệm cho bạn. Chúc bạn thành công. Nếu thấy có ích thì like ủng hộ mình nhé ^^

Mẹo phân tích lựa chọn từ khóa: Khi bắt đầu thực hiện một dự án Seo bắt buộc phải phân tích từ khóa kỹ càng, chọn ra các từ khóa ngắn với mức cạnh tranh cao và lấy đó làm mục tiêu dài hạn. Từ khóa ngắn và khó thường được Seo bằng trang chủ, page hoặc cùng lắm là category. Sau đó sử dụng các content ( post ), tag để seo các cụm từ khóa còn lại trong list từ khóa. Ngoài ra việc Seo Onpage sẽ giúp lên hạng đều với toàn bộ trang web. Thông thường lượng truy cập từ các từ khóa ngắn được xác định là khó thường chỉ thu hút được 10-15% lượng truy cập, còn lại là từ những từ khóa … không hoàn toàn muốn Seo

Đăng ký học trực tiếp tại trung tâm
Dang ky hoc SEO online

Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa Miễn Phí Nên Dùng

Khi làm SEO mình rất chú trọng đến việc nghiên cứu từ khóa. Vì vậy gặp công cụ nghiên cứu từ khóa nào hay miễn phí là mình hay tìm hiểu và nghiên cứu nó. Ở bài trước mình cũng có giới thiệu qua vài Công cụ nghiên cứu từ khóa cơ bản. Hôm nay tình cờ phát hiện thêm 1 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí cũng khá là hay ho đó là keywordshitter.com

Đây là công cụ nghiên cứu từ khóa mà mình thích nhất, đơn giản nhất mà mình từng thấy.
Nguyên lý hoạt động của tool này căn cứ vào từ khóa bạn nhập vào và sẽ xuất ra tất cả những từ khóa Google gợi ý ở cuối mỗi trang tìm kiếm.

Những gợi ý này không phải ngẫu nhiên để có thêm view như bài viết liên quan trên website mà dựa vào những gì người tìm kiếm hay tìm ở một chủ đề nhất định liên quan tới từ khóa bạn gõ vào.
Sử dụng tool này cho phép bạn tìm ra những từ khóa mới liên quan tới lính vực bạn muốn SEO để qua đó có những từ khóa tốt và ý tưởng content tốt hơn. Không target nào tốt bằng việc bạn tối ưu cho chính những gì người dùng hay tìm trên Google.


cong cu nghien cuu tu khoa mien phi keyworsshitter
Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa Keywordshitter (Ảnh minh họa)

Cách dùng keywordshitter.com
  1. Gõ từ khóa cần nghiên cứu để tìm thêm từ khóa liên quan cho sản phẩm dịch vụ bạn muốn làm SEO
  2. Khi thấy list từ khóa đủ dài bạn click Stop, bạn có thể nhập vào các từ khóa ở 2 ô filter để lọc ra từ khóa theo điều kiện bạn cần.
  3. Copy list từ khóa đã lọc và lưu lại để phân tích bước sau phục vụ phát triển content (mình sẽ hướng dẫn chiến lược phát triển content ở bài sau) hoặc lấy từ khóa dùng làm anchor đi link.
Ưu điểm: Free, đơn giản, dễ dùng, tốc độ cao.
Nhược điểm: Nhiều khi xuất ra nhiều từ khóa không cần thiết.

Cũng dễ hiểu vì tool đơn giản và làm ra với mục đích dùng free nên không đòi hỏi thêm bất cứ điều gì từ chủ nhân, tuy nhiên mình vẫn rất thích dùng keywordshitter.com. Bạn cũng có thể thêm khảo thêm vài  Công cụ SEO cơ bản nghiên cứu từ khóa tại đây

Hiện tại chỉ mới biết bấy nhiêu đây Công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí nên dùng thôi. Nếu thấy bài viết này có ích hãy like và share cho mọi người nhé ^^.

Công cụ SEO cơ bản: Công cụ nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa theo mình là bước quan trọng nhất trong một chiến dịch SEO. Khi nghiên cứu từ khóa mình thường dùng một số công cụ SEO cơ bản của Google để hỗ trợ việc nghiên cứu từ khóa hiệu quả. 6 công cụ SEO cơ bản để nghiên cứu từ khóa mình thường dùng là:

1. Google keyword planner 
(adwords.google.com/ko/KeywordPlanner/Home)

cong cu seo co ban cong cu nghien cuu tu khoa
Công cụ nghiên cứu từ khóa Google Keyword planner (Ảnh minh họa)
Công cụ này là công cụ thay thế Google Keyword Tools mới được Google thay thế. Google Keyword Planner là công tụ tìm kiếm (gợi ý) từ khóa mạnh mẽ được Google cung cấp. Google Keyword Planner cho bạn biết khối lượng tìm kiếm từ khóa mà bạn quan tâm theo tháng, quý … các thông số khác như mức độ cạnh tranh, giá từ khóa ước tính. Đặc biệt, công cụ này còn cho ta biết các từ khóa liên quan mà khách hàng hay tìm kiếm. Qua công cụ này bạn cũng phần nào đánh giá được NHU CẦU của thị trường cũng như sơ bộ về mức ĐỘ KHÓ của từ khóa.

2. Ubersuggest ( ubersuggest.org )


cong cu nghien cuu tu khoa
Công cụ nghiên cứu từ khóa Ubersuggest (Ảnh minh họa)
Sau KeyWord Planner thì UberSuggest là công cụ SEO tìm kiếm khá hiệu quả. Chỉ cần nhập từ khóa của bạn là UberSuggest sẽ lập tức đưa ra danh sách các từ khóa biến thể theo ký tự a,b,c… và các số 1,2,3… Công cụ này cực kỳ hữu ích cho việc nghiên cứu từ khóa trong Google AdWords, cũng như việc nghiên cứu từ khóa trong SEO.

3. Google search box
cong cu nghien cuu tu khoa

Google search box giúp bạn biết được xu hướng tìm kiếm và từ khóa liên quan.

4. Google Trends (google.com/trends/)

Google Trends là một trong những công cụ SEO tốt và linh hoạt. Khi thực hiện tìm kiếm trên Google Trends, bạn có tùy chọn để thiết lập bốn biến hoặc các thông số (mặc định được in đậm):
  • Web Search: Tìm kiếm hình ảnh – Tìm kiếm tin tức – Tìm kiếm sản phẩm – Tìm kiếm trên YouTube
  • Trên toàn thế giới: Lựa chọn để chọn một quốc gia cụ thể
  • 2004-hiện tại: Quá khứ 7 ngày – 30 ngày – 90 ngày – 12 tháng-Nhiều năm trước nữa!
  • Tất cả thể loại : Từ Nghệ thuật & Giải trí – Làm đẹp và thể dục – Sách & Văn học – Kinh doanh và công nghiệp – Máy tính & thiết bị điện tử – Tài chính – Thực phẩm & Đồ uống – Trò chơi
Bạn có thể so sánh lên đến năm thuật ngữ tìm kiếm hoặc nhóm cùng một lúc, với lên đến 25 thuật ngữ tìm kiếm trong mỗi nhóm.

Với Google Trends, bạn có thể so sánh sự quan tâm của người tìm kiếm trong chủ đề yêu thích của bạn. Google Trends cũng cho thấy mức độ thường xuyên các chủ đề của bạn đã xuất hiện trong các mục tin tức của Google, thậm chí theo cả khu vực địa lý của bạn.

5. Google Insight Search

cong cu seo co ban
Công cụ nghiên cứu từ khóa Google Insight Search (Ảnh minh họa)
Với Google Insights for Search, bạn có thể so sánh các mẫu khối lượng tìm kiếm trên khu vực cụ thể, danh mục, khung thời gian và tài sản.

6.  Soovle.com ( soovle.com)
cong cu nghien cuu tu khoa
Công cụ SEO cơ bản Soovle (Ảnh minh họa)
Công cụ seo cơ bản này giúp bạn tìm ra những từ khóa mà chính bạn có thể “chẳng bao giờ nghĩ ra” là có người tìm kiếm như vậy. Soovle giúp bạn khám phá nhiều kiểu từ khóa khác nhau, làm phong phú thêm danh sách từ khóa của bạn.

Trên đây là một số công cụ seo cơ bản dùng để nghiên cứu từ khóa mà Hà thường sử dụng. Ngoài ra còn nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa khác Hà sẽ sớm sưu tầm thêm để mọi người cùng nghiên cứu và sử dụng cho website của mình nhé.